Tại Điều 12, 13 Thông Tư số 19/2012/TT-BYT- Hướng dẫn kiểm tra sau Công bố quy định: Các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm, sau khi đã được cấp chứng nhận Công bố hợp quy hoặc Công bố phù hợp quy định ATTP trong thời gian còn hiệu lực phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ đối với các sản phẩm đã được công bố.

Theo đó, các chỉ tiêu kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.

Chế độ kiểm nghiệm định kỳ

  • 01 (một) lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
  • 02 (hai) lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.

Quy định về kiểm nghiệm định kỳ

  • Lấy mẫu kiểm nghiệm: Các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
  • Chỉ tiêu kiểm nghiệm: Là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Kết quả kiểm nghiệm phải đạt tiêu chuẩn VILAS 357 và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tức là phòng kiểm nghiệm phải đạt các tiêu chuẩn trên và có con dấu chính thức của các tiêu chuẩn đó khi ra giấy kết quả)
Kế hoạch giám sát định kỳ- Kiểm nghiệm định kỳ

Con dấu chính thức của các tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA và VILAS


Cơ quan tiếp nhận đăng ký và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn có thẩm quyền tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, chế độ kiểm nghiệm định kỳ đối với sản phẩm đã công bố.

Kế hoạch giám sát định kỳ- Kiểm nghiệm định kỳ

Mẫu kế hoạch giám sát định kỳ của doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Xử lý vi phạm liên quan đến kiểm nghiệm định kỳ

Căn cứ khoản 2 điều 29 Nghị Định số  91/2012/NĐ-CP- Quy định về xử phạt vi phạm kiểm nghiệm thực phẩm

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm một trong các hành vi sau:

  1.  Không thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm định kỳ theo quy định;
  2.  Đánh tráo hoặc giả mạo mẫu thực phẩm dùng để kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý nhà nước;
  3.  Sử dụng sai hoặc giả mạo mã số do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với các chtiêu được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước;
  4.  Giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến kiểm nghiệm thực phẩm.

Kiểm nghiệm định kỳ là một trong những yêu cầu quan trọng của kế hoạch giám sát định kỳ. Tuy nhiên, việc xây dựng chỉ tiêu, cách thức kế hoạch thực hiện không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện tốt.

Do đó, để tránh những vi phạm xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ, nhằm tạo điều kiện cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục và thuận lợi, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn tại FOSI hướng dẫn chi tiết và cung cấp thông tin chính xác nhất để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ và kiểm nghiệm định kỳ đúng theo quy định của Bộ Y tế.