Lạp xưởng là một món ăn không những có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon mà thời gian bảo quản tương đối dài và dễ chế biến. Ngoài cách dùng như một món ăn thông thường sau khi được hấp, nướng hoặc chiên, lạp xưởng còn được dùng như một nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác.

ban-da-biet-cach-lam-lap-xuong-ngon-nhat-cho-ngay-tet-chua-1

Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên

Mục đích của việc kiểm nghiệm lạp xưởng

  • Thứ nhất, việc kiểm nghiệm này, giúp cho đơn vị sản xuất có căn cứ để làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ hay nói cách khác là kiểm nghiệm định kỳ (02 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng) được quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BYT
  • Thứ hai, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn và điều khiển sản xuất theo hướng đã định, phát hiện những sai sót về sử dụng nguyên liệu, quy trình, thao tác, tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
  • Thứ ba, việc kiểm định còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.

Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm lạp xưởng

Chỉ tiêu kiểm nghiệm lạp xưởng phải tuân theo:

  • Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/12/2007 (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm)
  • QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
  •  QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm) 

Chỉ tiêu kiểm nghiệm lạp xưởng

  • Các chỉ tiêu cảm quan: Trạng thái, màu sắc,..
  • Các chỉ tiêu hóa lý: Độ ẩm, năng lượng,…
  • Các chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, E.Coli,…
  • Các chỉ tiêu kim loại nặng: Cadimi, Chì,…

Dựa vào các chỉ tiêu trên, tùy vào từng loại sản phẩm và mục đích kiểm nghiệm (kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm định kỳ, kiểm nghiệm để công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm) doanh nghiệp có thể bổ sung hay giảm bớt một số chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo qui định của Bộ Y Tế.

Để được hỗ trợ Kiểm nghiệm lạp xưởng trọn gói bao gồm: Tư vấn tiêu chuẩn chất lượng lạp xưởng, xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, kỹ thuật lấy mẫu kiểm nghiệm sao cho tiết kiệm chi phí, tối giản về mẫu, rút ngắn thời gian kiểm nghiệm vui lòng liên hệ tới  hoặc email: [email protected]