Người tiêu dùng ngày càng rút ra được nhiều kinh nghiệm và trở nên thông thái hơn khi mua sắm. Đối với mặt hàng thực phẩm, họ đặt ra yêu cầu cao từ bao bì, nhãn mác tới các thành phần cấu thành, chất lượng… và điều đầu tiên người tiêu dùng muốn là sản phẩm phải được dán “nhãn sạch”.

“Nhãn sạch” đã đạt được lực kéo mạnh mẽ trong những năm gần đây, khi nhu cầu tiêu dùng đối với những sản phẩm có thông tin minh bạch, sáng tỏ không ngừng gia tăng. Nhưng “sạch” ở đây là gì? Và làm thế nào có thể “làm sạch” nhãn trên bao bì để giúp xây dựng sâu mối quan hệ sâu sắc hơn dựa trên lòng tin của người tiêu dùng?

17060701

“Nhãn sạch” là phải… sạch

Hơn là một thuật ngữ trong ngành công nghiệp thực phẩm, “nhãn sạch” đề cập đến mong muốn của người tiêu dùng đối với ghi nhãn thực phẩm là: Bao bì đơn giản nhưng phải liệt kê chính xác các thành phần có trong sản phẩm. Thực tế, hơn 1/3 người tiêu dùng (khoảng 37%) đang bối rối bởi những tuyên bố trên bao bì thực phẩm.

Một “nhãn sạch” cung cấp cho người tiêu dùng một sự miêu tả rõ ràng, đầy đủ và chính xác về thành phần sản phẩm mà họ đang xem xét mua. “Các nhà tiếp thị, phân phối có thể tăng cường các mối quan hệ với người tiêu dùng bằng cách sử dụng “nhãn sạch” để liệt kê các thành phần quen thuộc một cách đơn giản, dễ hiểu”, ông Lucas cho hay.

“Không giống như các thuật ngữ như “hữu cơ” và “tự nhiên”, chưa có một định nghĩa chính xác và mang tính pháp lý về “nhãn sạch”, nhưng nó đại diện cho một cam kết và lời đảm bảo về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng”

Bốn thành phần tạo nên một “nhãn sạch”

1. Thân thiện: Mọi người luôn cố gắng tìm hiểu mọi điều về những gì họ đang ăn. Tuy nhiên, về tổng thể, các thương hiệu và các nhà bán lẻ đã không hề cung cấp cho họ các thông tin một cách dễ hiểu và dễ tiếp cận. “Nhãn sạch” là trên bao bì phải trình bày các thông tin một cách rõ ràng, dễ đọc mà không đòi hỏi phải sử dụng thêm các tài liệu tra cứu khác để giải mã các thông tin này.

Một vài thương hiệu đã tận dụng cơ hội này để xây dựng niềm tin và uy tín. Wegmans – Chuỗi đại siêu thị gia đình lớn nhất nhì nước Mỹ đã tình nguyện tham gia vào sáng kiến Facts Up Front. Wegmans đồng ý đưa ra những dữ liệu quan trọng, chẳng hạn như calorie, chất béo bão hòa, muối natri và đường trên mặt trước của bao bì sản phẩm. Những thông tin này được định dạng với font chữ to, rõ ràng và dễ đọc. Một loạt các công ty nổi tiếng khác cũng đã thực hiện sự kiện này và bắt đầu tiến hành thay đổi hình thức bao bì.

2. Minh bạch: Đây là cơ hội để làm những điều mới mẻ và khác biệt trong việc cung cấp cho người mua hàng và người tiêu dùng những thông tin mà họ cần. Nếu sản phẩm của bạn có một thành phần không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như đường, thì trên bao bì của bạn phải giải thích lý do tại sao phải có nó. Nếu bạn có thể làm điều này một cách đúng đắn, bạn sẽ lấy được lòng tin của người tiêu dùng và tạo ra được một lợi thế cạnh tranh với các nhãn hàng khác. Ông Lucas nhận định: “Hãy nhớ rằng, nó không chỉ là một cơ hội tốt cho kinh doanh, mà còn là những điều tốt nhất bạn làm cho người tiêu dùng”.

3. Đơn giản: Người tiêu dùng luôn yêu thích sự đơn giản. Họ có xu hướng tin dùng các sản phẩm 100% tự nhiên, truyền thống và chứa những thành phần quen thuộc. Về vấn đề này, hãng Naked Juice đã có những chiến lược đúng đắn khi trong một nhãn hiệu ra mắt cách đây vài năm, họ chỉ in đơn giản trên bao bì là: 5 quả dâu, 4 quả mâm xôi, 1/2 quả chuối cùng với đồ họa đơn giản minh họa cho các thành phần có trong sản phẩm. Trong trường hợp này, sự quen thuộc, đơn giản và các thành phần truyền thống đã mời gọi người tiêu dùng mua nhiều hơn.

Dán nhãn sạch trên thực phẩm: Cứu vãn niềm tin của người tiêu dùng - Ảnh 7

Một sản phẩm “nhãn sạch” của Naked Juice

4. Ít (hoặc không có) thành phần bất lợi cho sức khỏe: Tất nhiên là người tiêu dùng muốn có thực phẩm tự nhiên, hữu cơ – càng ít các thành phần có hại cho sức khỏe càng tốt. Điều này đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng khi người tiêu dùng đánh giá về các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát.

Các nhà bán lẻ cũng đã đi tiên phong trong phong trào “nhãn sạch”, đặc biệt là với các loại thực phẩm đông lạnh. Một ví dụ điển hình là các sản phẩm Simple Truth và Simple Truth Organic của Kroger đều được đánh dấu bằng nhãn “Miễn trừ 101” nghĩa là không có 101 thành phần mà khách hàng đã nói với Kroger rằng họ không muốn có trong thực phẩm.

Dán nhãn sạch trên thực phẩm: Cứu vãn niềm tin của người tiêu dùng - Ảnh 8

Kroger còn thiết kế riêng logo mới để làm nổi bật những ưu thế của thực phẩm

Khi các nhà sản xuất thử nghiệm những cách thức mới và hấp dẫn để kết hợp “nhãn sạch” lên bao bì của họ, đó không hẳn là một giải pháp phù hợp với tất thảy sản phẩm. Ông Lucas cho biết: “Người tiêu dùng có thể thích hoặc không thích những thành phần ghi trên bao bì của bạn. Tuy nhiên, bạn có để làm rõ với người tiêu dùng rằng họ có thể tin tưởng vào nhà cung cấp, củng cố uy tín thương hiệu. Đây cũng là cơ hội để hòa giải và tái lập một mối quan hệ sâu sắc và có ý nghĩa nhiều hơn giữa kẻ bán – người mua”.

(Theo Anthem)