Triển vọng đối với ngành đồ uống có cồn của Việt Nam khá sáng sủa, và tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong đó nổi bật là một số thương hiệu như Diageo, Asia Pacific Breweries (APB) và Carlsberg. Ngành đạt được nhiều kết quả khích lệ là nhờ tỷ lệ tiêu dùng trong nước tăng do tăng trưởng kinh tế, và sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch.

Tổ chức BMI dự báo trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, doanh số của ngành sẽ tăng 7,5%, còn doanh thu sẽ tăng 10,5% khi mà người tiêu dùng bắt đầu sử dụng các loại đồ uống có giá trị cao hơn.

Bia vẫn tiếp tục giữ vai trò chiếm lĩnh thị trường cả về mặt doanh số lẫn doanh thu. Nhờ việc thu hút sự quan tâm của cả doanh nghiệp đồ uống trong nước cũng như nước ngoài mà doanh số mặt hàng bia dự báo đến năm 2016 sẽ tăng 32,8%.

Dự báo doanh số mặt hàng rượu vang và rượu mạnh vẫn tăng trưởng mạnh cho đến năm 2016. Cả hai đều có sự phát triển tương đối chưa trưởng thành do thiếu vốn đầu tư và giá bán khá cao so với các mặt hàng đồ uống khác. Tuy nhiên, khi mà thu nhập của người dân tăng, tích lũy nhiều thì họ sẽ có những thay đổi trong thói quen tiêu dùng và chuyển sang những loại nước uống có cồn có giá trị cao hơn. Điều này đặc biệt thấy rõ tại các trung tâm thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Việc tiếp xúc với các nền văn hóa phương Tây cũng thúc đẩy nhu cầu trong nước đối với hai mặt hàng rượu nói trên. Đối tượng sử dụng nhiều nhất là người nước ngoài và khách du lịch, nhưng người dân Việt Nam cũng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng khi mà cuộc sống của họ dần thêm ổn định. Sự phát triển của các hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp cũng là yếu tố khiến ngành rượu và và rượu mạnh tăng trưởng vì đây là hệ thống cung cấp rất nhiều thương hiệu, từ đó tạo ra nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Sản phẩm được trưng bày và phân phối tại hàng loạt các siêu thị, đại siêu thị và các cửa hàng rượu trên đường phố.

Doanh thu và doanh số các loại đồ uống có cồn tại Việt Nam

2010 2011* 2012* 2013* 2014* 2015* 2016*
Doanh thu

đồ uống có cồn (triệu đồng)

33.233.049 40.206.455 46.460.583 52.030.494 58.479.751 65.724.576 73.389.368
Tăng trưởng về doanh thu (%) 18,46 20,98 15,56 11,99 12,40 12,39 11,66
Doanh thu

đồ uống có cồn (triệu USD)

1.737 1.952 2.280 2.628 3.038 3.505 4.021
Doanh số

đồ uống có cồn (triệu lít)

2.105 2.269 2.479 2.705 2.948 3.210 3.493
Tăng trưởng về doanh số (%) 8,16 7,78 9,26 9,12 8,99 8,87 8,83
Doanh số mặt hàng

bia (triệu lít)

2.089 2.251 2.461 2.685 2.927 3.186 3.468
Doanh số mặt hàng

rượu vang (triệu lít)

16,30 17,45 18,52 19,85 21,52 23,44 25,49

*: số liệu dự báo. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, Thông tin thu thập từ doanh nghiệp, Báo chí thương mại, BMI.

Cà phê và chè

Tổ chức BMI dự báo đến năm 2016 mức tăng trưởng trung bình hàng năm đối với doanh thu mặt hàng chè là 9,4% và cà phê là 7%. Những năm vừa qua với nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu về các lương thực và đồ uống có giá trị cao trong đó có cà phê ngày càng tăng mạnh. Giới trẻ với trào lưu ngồi và uống cà phê tại các quán giải khát cũng là nguyên nhân khiến doanh thu loại đồ uống này tăng mạnh. Ngoài ra, khi lứa tuổi thanh niên đến độ tuổi bắt đầu đi làm, thu nhập được cải thiện thì họ sẽ có điều kiện hơn để sử dụng các sản phẩm cà phê giá trị cao.

Những động thái này tiếp tục thu hút được sự chú ý của các nhà sản xuất cà phê đa quốc gia, trong đó CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) thông báo đã hoàn tất việc chào mua 13,32 triệu cổ phiếu VCF, tương đương 50,11% vốn điều lệ của CTCP Vinacafe Biên Hòa (VCF) với tổng số tiền gần 1.070 tỷ đồng. Theo Hiệp hội Cà phê và Ca Cao Việt Nam, Vinacafe là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai tại Việt Nam, và Masan có thể tận dụng kinh nghiệm và thương hiệu của Vinacafe để tăng cường vị thế của mình trên thị trường. Trong vòng 5 năm trở lại đây, Vinacafe liên tục tăng trưởng về doanh thu và đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30%.

Tận dụng tiềm năng của cà phê, Nestlé có kế hoạch tìm thêm nguồn cung ứng từ nông dân và cam kết sẽ xây dựng một nhà máy trong thời gian tới với tổng kinh phí là 270 triệu USD tại phía đông nam tỉnh Đồng Nai với các sản phẩm thương hiệu Nestlé cung cấp trong và ngoài nước bắt đầu từ năm 2013.

Doanh số bán hàng cà phê và chè tại Việt Nam giai đoạn 2010-2016 (đơn vị: tấn)

2010 2011* 2012* 2013* 2014* 2015* 2016*
Cà phê 39.808 43.831 48.681 54.240 60.542 67.323 74.622
Chè 217.329,30 230.166,50 246.144,00 264.708,60 285.762,20 308.416,60 343.314,10

*: số liệu dự báo. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, Thông tin thu thập từ doanh nghiệp, Báo chí thương mại, BMI.

food_and_beverage_vietnam_3

Đồ uống không có cồn

Tổ chức BMI dự báo ngành đồ uống không cồn của Việt Nam sẽ đạt 8,2% về tốc độ tăng trưởng doanh thu và 6,3% về tốc độ tăng trưởng doanh số trong giai đoạn 2011-2016. Nguyên nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ này là nhờ nền kinh tế phát triển ổn định, xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng, vốn đầu tư nước ngoài tăng và số lượng khách du lịch ngày càng nhiều.

Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn khá quan tâm tới vấn đề lối sống lành mạnh cho dù những ảnh hưởng phương Tây tác động tới thói quen tiêu dùng nhưng BMI vẫn cho rằng đồ uống pha chế sẵn không cồn sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành công nghiệp nước giải khát tại Việt Nam từ nay cho đến năm 2016.

Doanh số và doanh thu đồ uống không cồn tại Việt Nam giai đoạn 2010-2016

2010 2011* 2012* 2013* 2014* 2015* 2016*
Doanh số (triệu lít) 1.695 1.820 1.977 2.157 2.315 2.478 2.628
Tăng trưởng hàng năm về doanh số 20,37 7,41 8,61 9,11 7,35 7,0 6,08
Doanh thu (triệu VND) 6.429.799 7.115.215 8.113.658 8.917.715 9.736.804 10.619.224 11.421.833
Tăng trưởng hàng năm về doanh thu 15,98 10,66 14,03 9,91 9,18 9,06 7,56
Doanh thu (triệu USD) 336 345 398 450 506 566 626
Nguồn: Thông tin thu thập từ doanh nghiệp, Báo chí thương mại, BMI.