Nhớ tên, hình dạng, thậm chí cả mùi vị của những loại phô mai dưới đây hẳn sẽ là thách thức với cả những “fan ruột” của phô mai.

Casu Marzu (Ý)

Casu Marzu là món “đặc sản” của người dân đảo Sardinia. Thành phần chính của loại phô mailà sữa cừu đã bốc mùi, tức là đã bị phân hủy và còn chứa các loài ấu trùng. Ở các nước châu Âu, loài phô mai này bị liệt vào danh sách đen, cấm buôn bán và tiêu thụ, nhưng ở các chợ đen, Casu Marzu lại trở thành hàng “độc” nhờ hương vị được cho là hảo hạng. Nhìn vào miếng phô mai này, bạn có dám chắc sẽ thử một lần không?

Chhurpi (Nepal)

Phô mai Chhurpi được tiêu thụ nhiều ở các nước Nepan, Tibet, Bhutan và miền Đông Ấn Độ. Chhurpi được làm từ bơ sữa, có hương vị như ricotta (một loại phô mai của Ý) nhưng hương thơm đậm do quá trình lên men dài hơn. Phô mai Chhurpi khi mềm sẽ có hương vị giống phô mai làm từ sữa dê, thường được ăn kèm với cơm. Để phô mai có trở về dạng cứng, người ta thường dùng cách khử hết nước hoặc hơ trên lửa.

Leipäjuusto (Phần Lan)

Phô mai Leipäjuusto còn được biết đến với tên gọi “phô mai cót két” ở Phần Lan. Thành phần chính trong phô mai là sữa non của bò (phần đầu tiên tiết ra từ sữa), sữa cừu hay sữa dê cũng có thể trở thành nguyên liệu cho loại phô mai này. Bạn cũng có thể làm Leipäjuusto tại nhà bằng sữa thường, nhưng sẽ không có được mùi vị đặc trưng. Hình dạng của phô mai Leipäjuusto giống như một chiếc bánh mì, được cắt lát và sử dụng cùng với một ly cà phê. Để được lớp cháy phía trên phô mai, người ta thường đem đổ rượu lên và đốt cháy.

Oscypek (Ba Lan)

Oscypek là đặc sản từ sữa cừu ở vùng núi Tatra giữa Ba Lan,Slovakia và Cộng hòa Séc. Cầm phô mai Oscypek trên tay, bạn sẽ tưởng tượng ra mình đang chiếc bánh mì. Phô mai ngonnhất và có mùi vị đặc trưng nhất khi được làm thủ công, trải qua nhiều giai đoạn trộn sữa cừu với sữa đặc, hâm nóng sữa, rửa sữa với nước sôi liên tục, nén bằng tay và cho vào các khuôn. Các phần phô mai sau khi được định hình còn được đặt trong các thùng nước muối một hay hai đêm rồi hun khói liên tục trong hai tuần. Trải qua nhiều công đoạn phức tạp như vậy mới cho ra sản phẩm phô mai Oscypek làm nức lòng nhiều du khách khi đến thăm Ba Lan.

Parenica (Slovakia)

Parenica là món phô mai truyền thống của đất nước Slovakia nằm phía Đông Âu, giáp Cộng hòa Séc và Áo. Parenica khoác lên mình chiếc áo giống như tác phẩm điêu khắc từ bơ của nghệ sỹ nào đó mà bạn nhìn thấy trong các quán ăn cổ điển. Parenica có màu vàng khi đã trải qua quá trình hấp và xông khói. Hình dáng vỏ ốc xoắn tạo vẻ ngoài bắt mắt với tất cả những ai có cơ hội thưởng thức loại phô mai này.

Sakura (Nhật Bản)

Nhật Bản gợi nhớ đến các món ăn truyền thống nổi tiếng như Sushi nay mì Udon. Bạn hẳn sẽ chưa từng nghĩ tới việc đất nước “Mặt trời mọc” sẽ cho ra đời một loại phô mai mang tên Sakura. Đúng như cái tên, phô mai Sakura là loại phô mềm màu trắng sữa, hương vị thực sự khác biệt với lá hoa anh đào trong thành phần. Phô mai Sakura được biết đến như món ăn truyền thống của người dân Hokkaido ở vùng Đông Bắc Nhật Bản, sau này mới được biết đến rộng rãi. Sakura làm nên điều bất ngờ tại cuộc thi Moutain Cheese Olympics vào năm 2004 khi giành được huy chương vàng cho hạng mục “Phô mai mềm”. Chính nhớ sự kiện này mà tên tuổi của Sakura ngày càng được ưa chuộng không chỉ ở các nước châu Á mà còn ở các nước được mệnh danh là “quê hương của phô mai” như Ý, Pháp, Thụy Sĩ.

afamily.vn