Nạn “Hàng giả”, “hàng nhái” hàng kém chất lượng đang là vấn đề nhức nhối được cơ quan chức năng và người tiêu dùng quan tâm. Tuy nhiên làm thế nào để nhận biết được đâu là hàng thật, hàng chất lượng là câu hỏi lớn đang được đặt ra. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn công bố sản phẩm thực phẩm tại Việt Nam, FOSI xin chia sẻ một vài kinh nghiệm thực tế nhằm giúp Quý doanh nghiệp và người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm đã công bố tiêu chuẩn chất lượng và đủ điều kiện lưu hành theo quy định của pháp luật Việt Nam thông qua các cách sau:
Kiểm tra hồ sơ công bố
- Đối với thực sản xuất trong nước: Xem trên bao bì nhà sản xuất có ghi số công bố thực phẩm hay không? Yêu cầu đại lý xuất trình Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng cùng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm.
- Đối với thực phẩm nhập khẩu: Kiểm tra các thông tin trên nhãn phụ của sản phẩm để biết nhà nhập khẩu và số công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau đó Quý khách hàng vào trang http://vfa.gov.vn/ để kiểm tra thông tin về hồ sơ công bố có chính xác hay không.
Kiểm tra mã số mã vạch
Có một cách rất đơn giản để mọi người có thể biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, và xuất sứ ở đâu?
Gần như bất cứ một mặt hàng nào đều có mã vạch, nếu hàng nào chưa có mã vạch thì rất có thể đấy là hàng nhái. Mã vạch có 2 loại đó là mã vạch gồm 8 con số và mã vạch gồm 13 con số, từ các con số này sẽ cho chúng ta biết tất cả về sản phẩm, mã vạch 8 và 13 số đều có cách nhận biết giống nhau.
Thứ 1: Để biết xuất xứ của mặt hàng ta chỉ cần xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch. Ví dụ nếu 3 chữ số đầu là 893 thì mình biết ngay mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, còn nó là 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan.
*Mời doanh nghiệp xem thêm:
Danh sách mã số, mã vạch hàng hóa của các nước.
Thứ 2 : Sau khi biết được nguồn gốc xuất xứ, ta kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch đó.
Hướng dẫn các bạn cách tính số kiểm tra mã EAN -13
- Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra)
- Nhân kết quả bước 1 với 3
- Cộng giá trị của các con số còn lại
- Cộng kết quả bước 2 với bước 3
- Lấy bội số của 10 lớm hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả bước 4, kết quả là sô kiểm tra.
Ví dụ:
Tính số kiểm tra cho mã: 893456501001 C
- Bước 1: 1 + 0 + 0 + 6 + 4 + 9 = 20
- Bước 2: 20 x 3 = 60
- Bước 3: 8 + 3 + 5 + 5 + 1 + 0 = 22
- Bước 4: 60 + 22 = 82
- Bước 5: 90 – 82 = 8
Mã EAN-13 hoàn chỉnh là : 893456501001 8
Ngoài cách tính trên, trong thực tế để thuận tiện, nhanh chóng chỉ cần truy cập vào Tại đây điền mã vạch vào và tìm kiếm, nếu mã vạch chuẩn sẽ hiện đầy đủ thông tin, tên sản phẩm, dung tích, trọng lượng, nước sản xuất.
Ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ.
Việc xác minh thông tin về sản phẩm rất quan trọng trước khi sử dụng sản phẩm. Hàng có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, hàng đi theo con đường chính ngách luôn là sự lựa chọn tốt nhất đối với người tiêu dùng. Hạn chế được nguy cơ sử dụng phải hàng giả hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng cá nhân.
Theo chuyên gia tại FOSI