Bột mì là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng quá trình xay nghiền. Có rất nhiều cách phân loại bột mì nhưng phổ biến nhất là phân loại bột mì theo công dụng (Bột mì làm bánh mì, Bột mì làm bánh bao, Bột mì làm bánh ngọt , Bột mì chế biến thức ăn chay, Bột mì làm Mì sợi, Bột mì làm Biscuit, bông lan, Bột mì dùng chế biến thức ăn cho tôm, gia súc…); phân loại bột mì theo hàm lượng đạm hoặc độ tro…
Căn cứ vào :
- Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
Theo đó tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm bột mì là bắt buộc đối với các sản phẩm bột mì được đưa ra lưu thông trên thị trường. Công bố bột mì cũng là cơ sở chứng minh với cơ quan chức năng và người tiêu dùng rằng các sản phẩm bột mì của nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Fosi là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực xin cấp giấy phép Công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Quy trình xin giấy phép được tối ưu hóa của Fosi đã giúp rất nhiều doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí khi đưa sản phẩm ra thị trường. Qua nhiều năm Fosi đã khẳng định được thương hiệu : Uy tín, nhanh chóng và chi phí thấp nhất
Khách hàng chỉ cần cung cấp:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh sản xuất thực phẩm tương ứng.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất thực phẩm tương ứng.
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm.
Quy trình thực hiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm bột mì tại FOSI
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tại Việt Nam.
- Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và/hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm, gửi mẫu và nhận và kiểm tra kết quả xét nghiệm (Fosi là đối tác lớn của các trung tâm xét nghiệm theo tiêu chuẩn Nhà nước).
- Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ công bố để tiến hành đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí công bố tại Chi cục VSATTP và Cục An Toàn Thực Phẩm trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam;
- Theo dõi và giải quyết những vấn đề gặp phải trong quá trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép.
- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.
Thời gian:
05 – 07 ngày làm việc
Đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí về quy định, thủ tục Công bố tiêu chuẩn sản phẩm bột mì và cung cấp dịch vụ tốt nhất.