Để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, Nhà nước đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất gạo trong nước và nhập khẩu phải cam kết khôngđược bao giờ sử dụng các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất gạo.
Theo đó, các loại gạo trước khi được bày bán trên thị trường phải được kiểm nghiệm. Việc kiểm nghiệm này, giúp cho đơn vị sản xuất có căn cứ để làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ hay nói cách khác là kiểm nghiệm định kỳ (02 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng) được quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2012.
Do gạo chưa có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) nên chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng dựa trên những cơ sở sau :
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- TCVN 5644:2008-Tiêu chuẩn áp dụng cho các loại gạo trắng thuộc loài Oryza sativa L.
Dựa trên cơ sở đó, FOSI đã xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo đầy đủ, mời quý doanh nghiệp tham khảo:
Chỉ tiêu cảm quan gạo
Qua quan sát bằng mắt thường, có thể đánh giá chất lượng gạo qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
STT | Tên chỉ tiêu |
1 | Màu sắc |
2 | Tạp chất |
3 | Mùi |
4 | Vị |
5 | Đánh bóng |
6 | Kích thước hạt gạo |
Chỉ tiêu hóa lý
Gạo trắng chứa 80% tinh bột, trong tinh bột có hai thành phần – amylose và amylopectin. Hai loại tinh bột này ảnh hưởng rất nhiều đến hạt cơm sau khi nấu. Hạt gạo có nhiều chất amylose sẽ làm cho hạt cơm cứng và hạt chứa ít amylose, nghĩa là nhiều amylopectin cho cơm dẻo nhiều hơn.
Ngoài thành phần chính là tinh bột, cần phải kiểm tra những chỉ tiêu hóa lý còn lại, bao gồm:
STT | Tên chỉ tiêu |
1 | Độ ẩm |
2 | Protein |
3 | Chất béo |
4 | Glucid |
5 | Chất xơ thực phẩm |
6 | Riboflavin |
7 | Thiamin |
8 | Axit pantothenic |
Chỉ tiêu vi sinh
Các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm bao gồm : Coliforms, Escherichia Coli, Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Salmonella, tổng số bào tử nấm men, nấm mốc… Do đó tùy vào đặc điểm của từng loại sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu vi sinh cho phù hợp.
STT | Tên chỉ tiêu |
1 | Tổng số vi khuẩn hiếu khí |
2 | Coliforms |
3 | Escherichia Coli |
4 | Tổng số nấm men, mốc |
5 | Cl.perfringens |
6 | S.aureus |
7 | B.Cereus |
Chỉ tiêu kim loại nặng
Các kim loại nặng như chì, kẽm, thủy ngân… nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính do đó cần phải kiểm soát chặt chẽ.
STT | Tên chỉ tiêu |
1 | Hàm lượng Chì (Pb) |
2 | Hàm lượng Cadimi (Cd) |
3 | Hàm lượng Asen (As) |
Hàm lượng hóa chất không mong muốn
Một số hóa chất tồn dư như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản chống mốc…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Stt | Tên chỉ tiêu |
1 | Bentazone |
2 | Chlorpyrifos |
3 | Glyphosate |
Do gạo là sản phẩm chưa có QCVN nên doanh nghiệp cần phải dựa vào những quy chuẩn kỹ thuật chung và TCVN 5644:2008 để xây dựng chỉ tiêu riêng cho sản phẩm gạo. Tùy thuộc vào mục đích và đặc điểm của sản phẩm để có thể thêm hoặc bớt các chỉ tiêu sao cho phù hợp với yêu cầu cũng như để tối ưu chi phí cho việc kiểm nghiệm.
FOSI với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã và đang tư vấn, xây dựng những chỉ tiêu phù hợp quy định cho hàng trăm sản phẩm trong đó có sản phẩm gạo. Do đó nếu doanh nghiệp gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo hãy gọi ngay cho chúng tôi: hoặc email:[email protected] để được tư vấn và cung cấp thông tin tốt nhất.