Kiểm nghiệm thực phẩm là công việc bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Kết quả kiểm nghiệm là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc xin giấy phép Công bố sản phẩm thực phẩm và kiểm tra sau công bố (kiểm nghiệm định kỳ). Tuy nhiên, dựa vào cơ sở nào để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đúng theo quy định của Bộ Y Tế thì không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm các chuyên gia kiểm nghiệm tại FOSI sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích cũng như cơ sở để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm theo đúng quy định mà Bộ Y Tế đưa ra.

Microbiological Testing for Food Quality

Việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 51/2001/QH10.

Sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN)

Chỉ tiêu kiểm nghiệm của các sản phẩm sau đây bắt buộc phải xây dựng theo QCVN tương ứng:

Nước ăn uống, nước sinh hoạt

  • QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
  •  QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

Nước đá dùng liền

  • QCVN 10:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền

Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn

  • QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn
  • QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.
  • QCVN 6-1: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

  • QCVN 5-5:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men.
  • QCVN 5-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa
  •  QCVN 5-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat

Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ

  • QCVN 11-4:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
  • QCVN 11-3:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
  • QCVN 11-2:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi

Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm

  • QCVN 3-6:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm
  • QCVN 3-5:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm
  • QCVN 3-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm

Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

  • QCVN 9-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod
  • QCVN 9-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (đối với sản phẩm nước mắm, bột mỳ, dầu ăn, đường bổ sung vi chất)

Phụ gia thực phẩm

  • QCVN 4-23:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt
  • QCVN 4-22:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất nhũ hóa
  • QCVN 4-21:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm dày
  • QCVN 4-20:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm bóng
  • QCVN 4-19:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Enzym

 Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

  • QCVN 12-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
  • QCVN 12-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su
  • QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp.
  • QCVN 12-4:2015/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng thủy tinh và gốm sứ.
Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN)
Những sản phẩm chưa có QCVN thì chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng dựa trên :
  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
  • QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  • QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
  • QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng sản phẩm cụ thể.

Yêu cầu kiểm nghiệm đã được Bộ Y Tế quy định rõ ràng tại Chương VIII, Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12. Tuy nhiên trên thực tế khi tiến hành xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với từng sản phẩm cụ thể sẽ phát sinh nhiều khó khăn tồn tại như :

  • Chỉ tiêu kiểm nghiệm càng nhiều thì thời gian kiểm nghiệm càng kéo dài, chi phí kiểm nghiệm càng cao.
  • Đối với những sản phẩm chưa có QCVN cần phải tìm hiểu rõ đặc tính của sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu cho phù hợp.
  • Quy cách lấy mẫu và cách bảo quản mẫu, nếu không thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng đến sự dao động kết quả kiểm nghiệm => ra kết quả không chính xác, doanh nghiệp phải tốn thời gian kiểm tra nhiều lần hoặc sẽ không được Bộ Y Tế cấp chứng nhận Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
  • Nhiều vấn đề phát sinh khác…

Nếu có bất kỳ khó khăn hay vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn tại FOSI hướng dẫn chi tiết và cung cấp thông tin chính xác nhất.