Trên đây là câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp đặt cho chúng tôi khi nhờ tư vấn. Trong khuôn khổ bài viết này, với vai trò là một nhà tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực công bố thực phẩm, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

Thực phẩm chức năng (hay còn được gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe) được hiểu như là khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, có tác dụng hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh (Thông tư 08/2004/TT-BYT).

an-toan-thuc-pham1

Thực phẩm chức năng được xếp vào nhóm thực phẩm đặc biệt

Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm thường

  • Trong khi thực phẩm thường được chế biến theo công thức đơn giản thì thực phẩm chức năng được sản xuất chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi và loại bớt một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay giảm bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Liều lượng sử dụng thực phẩm chức năng phải được cân nhắc và thường nhỏ hơn so với thực phẩm thường.
  • Thực phẩm thường được sử dụng cho mọi đối tượng nhưng thực phẩm chức năng chỉ sử dụng cho một số đối tượng có chỉ định rõ rệt.
  • Nguyên liệu của thực phẩm thườngnguyên liệu thô (rau, củ, quả, thịt, cá, trứng…) còn ở thực phẩm chức năng sử dụng các hoạt chất, chất chiết từ thực vật, động vật.

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành vào ngày 02/02/2018, thực phẩm chức năng buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, trong khi đó thực phẩm thường được phép tự công bố chất lượng sản phẩm. Xét về mặt thủ tục hành chính, công bố chất lượng thực phẩm chức năng sẽ phức tạp hơn nhiều so với tự công bố thực phẩm thường. Điều này thể hiện cụ thể ở hồ sơ và thủ tục của hai loại sản phẩm như sau:

Sự khác nhau giữa công bố thực phẩm chức năng và tự công bố thực phẩm thường 

Cơ sở pháp lý 

Căn cứ để xây dựng hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm chức năng và thực phẩm thường bao gồm:

  • Luật số 55/2010/QH12– Luật An Toàn thực phẩm
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT – Hướng dẫn việc Công bố hợp quy và Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Ngoài ra, Bộ Y tế đã ban hành thêm Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định cụ thể hơn về việc công bố thực phẩm chức năng, nhằm siết chặt quản lý, tạo cơ hội cho ngành kinh tế y tế này phát triển theo định hướng thực chất và bền vững.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố thực phẩm

  • Thực phẩm chức năng cho dù sản xuất trong nước hay xuất khẩu đều phải đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng tại tại Bộ Y tế  trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Thực phẩm thường  đăng ký tự công bố tại  Sở Y tế địa phương.

Hồ sơ công bố thực phẩm thực phẩm chức năng

  • Bản công bố sản phẩm Mẫu số 02 nghị định 15;
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
  • Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định;
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
  • Các chứng nhận khác: ISO 22000:2005 hoặc chứng nhận HACCP;
  • Mẫu sản phẩm. Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm;

Thực phẩm chức năng nhập khẩu cần cung cấp thêm:

  • Certificate of analysis ( CA)- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định;
  • Data sheet, Specification sản phẩm của nhà sản xuất cung cấp (bản gốc hoặc sao y chứng thực);
  • Certificate of Free sale (Giấy chứng nhận lưu hành tự do), giấy chứng nhận xuất khẩu ( Certificate of Exportation) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế) do Bộ Y Tế của nước xuất xứ/ xuất khẩu cấp đó có nội dung thể hiện an toàn cho người sử dụng hoặc bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (Bản gốc Hợp pháp hóa lãnh sự).

Hồ sơ tự công bố thực phẩm thường

  • Bản tự công bố thực phẩm MẪU SỐ 1 NGHỊ ĐỊNH 152018NĐ-CP
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có thời hạn trên 12 tháng cấp tại phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 do Bộ Y tế chỉ định;
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm.
  • Mẫu sản phẩm. Mẫu nhãn  hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm.
  • Certificate of analysis ( CA)- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định. (Thực phẩm thường nhập khẩu)

Đôi khi quý doanh nghiệp chỉ vướng mắc một vài vấn đề nhỏ trong hồ sơ xin giấy phép công bố là có thể mất rất nhiều thời gian, chưa kể việc đi lại và tìm hiểu thông tin. Do đó, với phương châm đúng và đủ ngay từ đầu, chúng tôi đã đã xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả để đẩy nhanh quá trình thẩm định hồ sơ, trên cơ sở tiết kiệm thời gian và chi phí giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.

 

gegge

Một trong những bản công bố thực phẩm chức năng mà FOSI từng hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp

Quy trình FOSI thực hiện công bố thực phẩm chức năng như sau:

  • Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố thực phẩm tại Việt Nam.
  • Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp: CA (Certificate of analysis), CO (Certificate of origin) hoặc sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
  • Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
  • Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
  • FOSI sẽ tư vấn hoặc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định và gửi mẫu kiểm nghiệm tại Việt Nam. Chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng trên nguyên tắc: Phù hợp quy địnhtiết kiệm nhất cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng và tối ưu hồ sơ công bố để không chỉ ra giấy phép Công bố mà còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này (tối ưu cho xuất-nhập khẩu sản phẩm, dễ thay đổi bao bì- nhãn sản phẩm…).
  • Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí Công bố tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình ra giấy phép.
  • Nhận giấy chứng nhận, hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.

Thời gian hoàn thành :

  • Tự công bố thực phẩm thường : 03 Ngày làm việc
  • Công bố thực phẩm chức năng: 40 – 50  Ngày làm việc (+- 05 ngày)

Mọi thắc mắc về quy trình thủ tục hay khó khăn phát sinh trong quá trình xin giấy Công bố thực phẩm chức năng hay tự công bố thực phẩm thường, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin tốt nhất.