Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục cần thiết của cơ sở, doanh nghiệp nhưng quá trình thực hiện như thế nào vẫn là một điều mơ hồ đối với họ, vì vậy hôm nay Fosi sẽ cung cấp thông tin giúp quý cơ sở, doanh nghiệp có đầy đủ kiến thức thực hiện đăng ký.
Hãy đón xem ở bên dưới!
Đầu tiên, quý cơ sở, doanh nghiệp phải hiểu đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chứng minh chất lượng an toàn của sản phẩm thực phẩm.
Theo quy định của Chính Phủ tất cả cơ sở, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nếu như vi phạm sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ.
Vậy, đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải làm như thế nào?
Để đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm các bạn phải tìm hiểu kiến thức và soạn đầy đủ thành phần hồ sơ sau đó nộp lên cơ quan quản lý tương ứng để xin cấp và chờ đợt xét duyệt.
Đối với nhóm sản phẩm thuộc Bộ Y Tế quản lý cơ sở, doanh nghiệp cần phải chú trọng và cẩn thận, sau đây là những sản phẩm được Bộ Y Tế quản lý:
- Nước uống đóng chai
- Nước khoáng thiên nhiên
- Thực phẩm chức năng
- Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
- Phụ gia thực phẩm
- Hương liệu thực phẩm
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
- Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)
Căn cứ vào các pháp lý sau đây
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010
- Nghị định số 15/2018/NĐCP
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP: sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều doanh đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Nhà Nước của Bộ Y Tế.
Hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y Tế gồm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh ăn uống đã được xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
- Kết quả khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến kinh doanh thực phẩm
Kết luận
Có thể thấy quy trình đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm không hề dễ dàng đối với cơ sở, doanh nghiệp đúng không nào. Tuy nhiên, với lượng thông tin bên trên tin rằng sẽ làm cho các bạn hiểu phần nào đó về thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tham khảo
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất.
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ quản lý sức khỏe nhân viên…
- Hướng dẫn tập huấn kiến thức ATTP và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, đóng phí tại cơ quan quản lý.
- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Doanh nghiệp.
- Nhận và gửi chứng nhận về cho Doanh nghiệp.
Ngoài ra, Cơ sở, doanh nghiệp nào muốn được tư vấn mọi vấn đề liên quan đến xin cấp giấy an toàn thực phẩm hãy liên hệ ngay với Fosi qua số điện thoại hotline để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.