Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là tên gọi khác của thực phẩm chức năng được qui định theo thông tư số: 08/2004/TT-BYT ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2004. Với gần 1.800 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh 10.000 sản phẩm, có thể nói chưa bao giờ thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) lại bùng nổ dữ dội như hiện nay.

Trước tình hình đó, Cục ATTP đã tăng cường công tác quản lý trong giám định, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh đối thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam. Đồng thời tiến hành rà soát, kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATTP tại các cơ sở kinh doanh và sản xuất nhằm chấn chỉnh lại thị trường vốn đang rất “nóng” này.

 

thuaphamchucnang

Thị trường Thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhức nhối nạn hàng giả, hàng nhái

Điều kiện kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPCN) tại Việt Nam

Để được kinh doanh, sản xuất, phân phối thực phẩm chức năng tại Việt Nam, cơ sở cần tuân thủ các điều kiện sau:

  • Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
  • Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế.
  • Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
  • Các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải  được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm).

Chế tài xử phạt vi phạm trong kinh doanh, sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Nhằm ngăn chặn những nguy cơ hiểm họa đến sức khỏe của người tiêu dùng cũng như giúp những nhà sản xuất, kinh doanh chân chính bảo vệ được thương hiệu của mình. Nhà nước đã thắt chặt chế tài xử lý hình sự ở mức phạt nặng hơn. Theo đó:

Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định: Các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ bị phạt tù từ 2 -10 năm, phạt tiền từ 10 – 40 triệu đồng. Đặc biệt đối với những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, các đối tượng vi phạm có thể bị phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Ông Phong cho biết thêm:“ Riêng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, nếu mức xử phạt vi phạm hành chính không tương xứng với hành vi vi phạm, Quốc hội cho phép phạt gấp 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm.” 

images568005_O6e

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế

Để hiểu rõ hơn về thủ tục lưu hành thực phẩm chức năng tại Việt Nam và thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Mời Quý doanh nghiệp xem thêm:

Mọi thắc mắc về quy trình thủ tục lưu hành thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPCN) tại Việt Nam, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi  để được tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin chính xác nhất.