Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và kiểm tra chuyên ngành trong hoạt động xuất nhập khẩu mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, hiện vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, nhiều sự chòng chéo, trùng lặp giữa các bộ, ngành trong công tác kiểm tra chuyên ngành gây khó khăn, phiền toái cho các doanh nghiệp. Tạo gánh nặng về chi phí, thời gian nhiều trường hợp còn làm mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đặc biệt trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên nghành vẫn chiếm % khá lớn trong tổng số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu. Vì vậy nhầm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại, đảm bảo thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng, chính phủ đã có các chính sách như sau:
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cắt giảm và đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan trước ngày 30/7/2018.
Thủ tướng giao cho Bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện cắt giảm và đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Cụ thể, đối với Bộ quản lý chuyên ngành và có điều kiện kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà nước, hoàn thành trước 30/7/2018.
Bên cạnh đó, phải cắt giảm và đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan; Thủ tướng nhấn mạnh chỉ thực hiện quản lý và kiểm tra chuyên ngành trước thông quan đối với những hàng hóa thuộc diện có nguy cơ rủi ro cao gây mất an toàn, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia.
Đồng thời, cần ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ cho công tác kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp không ban hành được các tiêu chuẩn, quy chuẩn thì phải công bố các chỉ tiêu, cách thức và phương pháp kiểm tra trước ngày 30/7/2018.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương ban hành đầy đủ Danh mục hàng hóa thuộc diện phải quản lý và kiểm tra chuyên ngành kèm tên hàng và mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam năm 2017 và gắn mã HS đối với danh mục hàng hóa đã ban hành nhưng chưa ban hành kèm mã HS, phải hoàn thành trước 30/7/2018.
Việc kiểm tra chuyên ngành đối với hành hóa xuất nhập khẩu cần thự hiện theo hướng xã hội hóa: Chuyển mạnh các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích, kiểm định cho các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện; các Bộ, cơ quan nhà nước chỉ ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc tiêu chí, phương pháp kiểm tra. Còn lại tập trung toàn bộ nguồn lực để thanh tra, kiểm tra theo phương thức quản lý rủi ro và hậu kiểm.
Chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline để biết thêm thông tin.