Thực hiện chỉ đạo tại Công văn số 370/ATTP-NĐ ngày 06/3/2013 của Cục An toàn thực phẩm về việc Hướng dẫn triển khai hoạt động của Dự án phòng, chống Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm năm 2013;

Căn cứ tình hình quản lý và năng lực xét nghiệm các chỉ tiêu ô nhiễm thực phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại địa phương; Sở Y tế lập kế hoạch giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm năm  2013 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

Giám sát đánh giá một số mối nguy chủ yếu gây ô nhiễm ở những thực phẩm phổ biến trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khống chế không để xảy ra ngộ độc do thực phẩm.

2. Yêu cầu:

– Lấy đủ số lượng mẫu, đúng loại thực phẩm, theo đúng quy định về thời gian lấy mẫu;

– Phân tích theo thường quy kỹ thuật của Bộ Y tế, báo cáo đúng theo tiến độ và mẫu biểu.

II. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp giám sát:

1. Đối tượng:

a. Giám sát các mối nguy ô nhiễm thực phẩm thường gặp.

– Các loại thực phẩm được giám sát: các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt lợn xay, thịt lợn quay, kem, nước đá, bún ướt, bánh phở, nước uống đóng chai, dầu mỡ đang chiên rán ở các cơ sở thực phẩm.

 – Các chỉ tiêu giám sát vi sinh: E.coli, Coliforms tổng, Pseudomonas aeruginosa; các chỉ tiêu giám sát về hóa lý: Phẩm màu, Foocmol, Hàn the, Độ ôi khét dầu mỡ.

b. Giám sát hậu kiểm theo kế hoạch các đoàn thanh, kiểm tra:

– Các mẫu kiểm nghiệm do đoàn thanh tra tỉnh, huyện lấy và gửi kiểm nghiệm.

– Các mẫu kiểm nghiệm do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố gửi.


2. Thời gian và địa điểm lấy mẫu giám sát:

– Thời gian lấy mẫu và xét nghiệm: từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2013.

– Địa điểm lấy mẫu: Các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống và các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh.

3. Phương pháp:

– Chỉ tiêu kiểm nghiệm, loại mẫu giám sát: xem phần 4.

– Triển khai chọn mua mẫu tại các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh. Quy trình lấy mẫu được tiến hành theo quy định của Bộ Y tế.

– Các mẫu đánh giá các chỉ tiêu hóa lý: Phẩm màu, Foocmol, Hàn the, Độ ôi khét dầu mỡ sẽ được thực hiện bằng test xét nghiệm nhanh tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh.

– Mẫu thực phẩm giám sát các chỉ tiêu vi sinh sau khi mua sẽ được chuyển về phòng xét nghiệm để phân tích. Các chỉ tiêu xét nghiệm thực hiện theo TCVN và thường quy kỹ thuật của Bộ Y tế.

– Tiêu chuẩn tham chiếu và đánh giá: Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm; Quy chuẩn Việt Nam QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.

4. Nội dung hoạt động:

Tổ chức lấy mẫu thực phẩm theo số lượng, loại mẫu như sau:

TT

Thực phẩm

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu mẫu xét nghiệm

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Tổng

1 Thịt lợn quay E.Coli

30

30

20

80

Coliforms

30

30

20

80

Phẩm màu

30

30

20

80

2 Kem, nước đá Coliforms

30

30

20

80

Pseudomonas aeruginosa

30

30

20

80

3 Bún ướt, bánh phở Hàn the

30

30

20

80

Foocmol

30

30

20

80

4 Chả thịt lợn xay E.Coli

30

30

20

80

Phẩm màu

30

30

20

80

Hàn the

30

30

20

80

5 Nước uống đóng chai E.Coli

40

40

20

100

Coliforms

40

40

20

100

6 Dầu, mỡ đang chiên ở các cơ sở chế biến thực phẩm Độ ôi khét

40

40

20

100

7 Thịt lợn  E.Coli

20

20

10

50

Hàn the

20

20

10

50

5. Kinh phí thực hiện hoạt động giám sát:

Kinh phí trích từ Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm kinh phí mua mẫu, bảo quản mẫu, thuê đánh giá các chỉ tiêu, bồi dưỡng cán bộ đi mua mẫu, công tác phí, xăng xe…

6. Tổ chức thực hiện:

a. Giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm:

– Hướng dẫn thực hiện kế hoạch về lấy mẫu giám sát; xác định mối nguy; số lượng mẫu và phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức thực hiện.

 – Tiếp nhận kết quả kiểm nghiệm từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để tổng hợp phân tích, báo cáo về Sở Y tế và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế.

b. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có trách nhiệm:

– Nhận mẫu thực phẩm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo kế hoạch giao và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm;

– Có trách nhiệm gửi kết quả kiểm nghiệm về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

c. Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện tốt kế hoạch giám sát mối nguy trên địa bàn./.