Fast Food hay thực phẩm ăn nhanh dần chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng bởi sự đa dạng và tính tiện lợi của chúng. Trong đó, Cá viên cũng là một trong những sản phẩm đang được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.
Ngoài việc tạo dựng hương vị riêng cho sản phẩm thì việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng món ăn khoái khẩu này.
Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát chất lượng cá viên thành phẩm đó là công tác kiểm nghiệm. Bởi:
- Thứ nhất, việc kiểm nghiệm này, giúp cho đơn vị sản xuất có căn cứ để làm thủ tụccông bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thực hiện kế hoạch giám sát định kỳhay nói cách khác là kiểm nghiệm định kỳ (02 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng) được quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BYT
- Thứ hai, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn và điều khiển sản xuất theo hướng đã định, phát hiện những sai sót về sử dụng nguyên liệu, quy trình, thao tác, tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
- Thứ ba, việc kiểm định còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cá viên:
Chỉ tiêu kiểm nghiệm cá viên phải tuân theo:
- Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/12/2007 (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm)
- QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
- QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm)
Chỉ tiêu kiểm nghiệm cá viên
- Các chỉ tiêu cảm quan: Trạng thái, màu sắc,..
- Các chỉ tiêu hóa lý: Độ ẩm, năng lượng,…
- Các chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, E.Coli,…
- Các chỉ tiêu kim loại nặng: Cadimi, Chì,…
Dựa vào các chỉ tiêu trên, tùy vào từng loại sản phẩm và mục đích kiểm nghiệm (kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm định kỳ, kiểm nghiệm để công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…) doanh nghiệp có thể bổ sung hay giảm bớt một số chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo qui định của Bộ Y Tế.
Để được hướng dẫn cụ thể quy cách lấy mẫu và bảo quản mẫu đúng cách, đồng thời tối ưu chi phí kiểm nghiệm cá viên hãy gọi ngay cho chúng tôi: để được tư vấn và cung cấp thông tin tốt nhất.