Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ là việc làm bắt buộc của doanh nghiệp sau khi công bố sản phẩm. Bởi đó là thước đo đánh giá chất lượng thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa thành phẩm ra thị trường.
Do đó, sau khi doanh nghiệp của bạn đã hoàn thành các thủ tục công bố sản phẩm và được cấp Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thì sẽ luôn chịu sự giám sát của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế tại địa phương về việc kiểm nghiệm định kỳ thông qua các cuộc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của bạn. (Căn cứ Điều 12, 13 – chương IV trong Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế).
Tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được quy định ra sao?
Căn cứ Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế nêu rõ 4 tiêu chí sau:
- Chế độ kiểm nghiệm định kỳ như sau:
- 01 (một) lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
- 02 (hai) lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.
- Việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
- Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
- Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 Điều này.
Không kiểm nghiệm định kỳ đúng quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp khi kiểm tra chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo khoản 3, điều 21, khoản 3b điều 26 và khoản b điều 28 nghị định 178/2013/NĐ-CP của chính phủ với mức xử phạt từ 5.000.000 -15.000.000 đồng. Cụ thể như sau:
Điều 21: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
b) Không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định;
…..
Điều 26: Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…..
b) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định;
- Dược phẩm Phú Thái bị phạt 20 triệu đồng vì không kiểm nghiệm định kỳ TPCN Omega3
- Kiểm nghiệm định kỳ chưa đầy đủ, Tân Hiệp Phát bị phạt 25 triệu đồng
- Dược Mỹ phẩm Pháp USA, Herbalife bị phạt 180 triệu đồng vì không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với 7 thực phẩm chức năng
Ngoài ra việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ còn giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất tối ưu nhằm đem lại giá trị cho sản phẩm đồng thời phát hiện những sai sót và thay đổi để điều chỉnh kịp thời.
-FOSI-