home_sl_1
banner-thang-3
banner-cb-bao-bi
công bố bánh trung thu
Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhanh chóng

Với sự thay đổi về quy định thủ tục công bố thực phẩm chức năng khiến nhiều cơ sở, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình công bố nên phải tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công bố uy tín […]

Hướng dẫn công bố bánh kẹo tết nguyên đán 2020

Hướng dẫn công bố bánh kẹo tết nguyên đán 2020

Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cơ sở, doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố bánh kẹo tết nguyên đán 2020 nhanh chóng, chính xác chỉ từ 3 – 7 ngày. Như các bạn đã biết chỉ còn ít ngày nữa thôi một […]

Hồ sơ tự công bố sản phẩm

Hồ Sơ Tự Công Bố Sản Phẩm

Chắc hẳn cơ sở, doanh nghiệp cũng đã biết khi kinh doanh sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam thì các bạn phải đăng ký tự công bố sản phẩm với mục đích chứng minh chất lượng an toàn sản phẩm, cơ quan […]

Kiểm nghiệm và tự công bố nui

Quy trình(Quá trình) kiểm nghiệm và tự công bố nui là thủ tục cần thiết để cơ sở, doanh nghiệp có thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm này trên thị trường Việt Nam. Nếu chưa thực hiện quy trình trên mà đã sản xuất, […]

Hướng dẫn kiểm nghiệm và tự công bố kẹo dừa

Kẹo dừa là sản phẩm được lựa chọn sử dụng nhiều trên thị trường Việt Nam nên theo quy định cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm trước khi bày bán trên thị trường. Cơ sở, […]

Tự Công Bố Bánh Quy Theo Đúng Yêu Cầu Bộ Y Tế

Tự Công Bố Bánh Quy Theo Đúng Yêu Cầu Bộ Y Tế

Bánh quy hay được gọi với cái tên khác bánh bích quy là một loại bánh nhỏ và dẹt, làm từ bột, đường, dầu ăn, bơ và có thể bổ sung một số nguyên liệu khác như nho khô, sô cô la, hạt dẻ, vân […]

Kiểm nghiệm thực phẩm tại FOSI

1579 lượt xem

Kiểm nghiệm thực phẩm là bước cần thiết để cho ra kết quả kiểm nghiệm phục vụ cho việc xin giấy phép An toàn thực phẩm cho cơ sở, Công bố sản phẩm thực phẩm kiểm tra sau công bố (kiểm nghiệm định kỳ). Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy rằng, để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đúng và đủ so với quy định thì không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt. Do đó, hướng tới nhu cầu của khách hàng và dựa trên kinh nghiệm lâu năm trong ngành thực phẩm, FOSI luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp cho tất cả các thực phẩm đúng theo quy định của Bộ Y tế nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí cho quý doanh nghiệp.

FAC nr 926

Kiểm nghiệm thực phẩm phải đảm bảo khách quan, chính xác và tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật

Cơ sở để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm:

Việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 51/2001/QH10.

Đối với những thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) thì chỉ tiêu kiểm nghiệm phải được xây dựng dựa trên những chỉ tiêu đã được yêu cầu cụ thể trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Theo đó, Bộ Y tế đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật ATTP cho một số sản phẩm thực phẩm cụ thể như sau :

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn bao gồm: sữa, các loại sản phẩm từ sữa, đồ uống có cồn, cá đóng hộp, nước giải khát…
  • Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
  • Nước ăn uống ( QCVN 01:2009/BYT), nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT)

Tham khảo: Tổng hợp quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam-QCVN. Tại đây

Trừ những sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật thì chỉ tiêu kiểm nghiệm của những sản phẩm còn lại được xây dựng dựa trên :

  • Quyết định 46/2007/QĐ – BYT quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
  • QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
  • QCVN 8 – 2/2011 – BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  • QCVN 8 -3 /2012– BYT về quy chuẩn quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm vi nấm trong thực phẩm.
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng sản phẩm cụ thể.

Khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm:

  • Chưa xác định được sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa? Nếu chưa có thì phải xây dựng bao nhiêu chỉ tiêu là phù hợp ?
  • Chỉ tiêu kiểm nghiệm càng nhiều thì thời gian kiểm nghiệm càng kéo dài, chi phí kiểm nghiệm càng cao. Do đó, tùy thuộc vào đặc điểm của từng sản phẩm và mục đích kiểm nghiệm (công bố sản phẩm, kiểm nghiệm định kỳ…) mà doanh nghiệp có thể bổ sung hay giảm bớt một số chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời giantối ưu chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Y Tế.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, FOSI đã xây dựng quy trình kiểm nghiệm chuyên nghiệp và hiệu quả như sau :

Quy trình tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm tại FOSI

  • Tư vấn miễn phí về đặc tính sản phẩm, cách lấy mẫu kiểm nghiệm và bảo quản mẫu, khối lượng cần để kiểm nghiệm.
  • Tiến hành lập chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với quy định An toàn thực phẩm và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Bộ y tế để xây dựng những chỉ tiêu phù hợp, chính xác đồng thời hạn chế chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
  • Đại diện doanh nghiệp gửi mẫu kiểm nghiệm.
  • Nhận kết quả kiểm nghiệm và giao cho khách hàng. Kết quả kiểm nghiệm được chứng nhận ILAC, có giá trị trên toàn quốc và được sự chấp thuận của các cơ quan: Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế các tỉnh thành, Hải quan, Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… và các Chi cục trực thuộc.

Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp : Mẫu sản phẩm

Thời gian kiểm nghiệm : 5 đến 7 ngày (tùy vào từng sản phẩm)

Để tối ưu các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm, giúp tiết kiệm chi phí cũng như cho ra kết quả chính xác phù hợp với yêu cầu để xin giấy phép từ các cơ quan Nhà nước, hãy gọi ngay cho chúng tôi: hoặc email:[email protected] để được tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin tốt nhất.

 
 
Hotline: 0909 898 783