Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.

1.MÃ SỐ MÃ VẠCH LÀ GÌ?

Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất khác nhau, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng.

Mã số là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. Tuy nhiên mã số của hàng hóa không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá.

Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được.

2.THÔNG TIN VỀ MÃ SỐ MÃ VẠCH:

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13). Mã số EAN-13 có cấu tạo như sau: Từ trái qua phải:
– Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
– Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
– Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
– Số cuối cùng là số kiểm tra

Mã Số Mã Vạch
-Cấu tạo mã số hàng hóa (MSHH): Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về MSHH:

Một là, hệ thống MSHH được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ thập kỷ 70 của thé kỷ XX cho đến nay.

Hai là, hệ thống MSHH được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,…; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống MSHH EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8.

Cấu trúc của EAN-13:

Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau (xem hình 1):

Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra

Ví dụ theo quy ước trên, số kiểm tra (C) có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.

Vậy xác định như thế nào?

Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 – C:

Bước 1 – Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là MSHH của quốc gia Việt Nam; 3481 là MS doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là MSHH của doanh nghiệp.

Bước 2 – Xác định C.

Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy MS (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)

Nhân tổng của (1) với 3, ta có:27 x 3 = 81 (2)
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có :
0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3)
Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)
Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 – 97 = 3. Như vậy C = 3.
Trong trường hợp này mã số EAN – VN 13 có MSHH đầy đủ là:
893 3481 00106 3

Cấu trúc của EAN – 8:

Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:

Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái)
Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.
Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.

Cần lưu ý rằng, việc sử dụng EAN-13 hay EAN-8 là do Tổ chức EAN thế giới phân định. Sau khi EAN Việt Nam được cấp MS, các doanh nghiệp của Việt Nam muốn sử dụng mã số EAN-VN thì phải có đơn đệ trình là thành viên EAN-VN, sau đó đăng ký xin EAN-VN cấp cho MS cho đồng loại hàng hóa. Việc cấp đăng ký MS cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam do các tổ chức EAN-VN có thẩm quyền cấp và được EAN thế giới công nhận, được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu EAN thế giới.

LỢI ÍCH ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH

– Phục vụ bán hàng tự động
– Phục vụ quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh
– Phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
– Phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
Mã quốc gia Việt Nam đã được Tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 (trước đây là EAN International) cấp là 893.

AI CẦN XIN MÃ SỐ MÃ VẠCH?

Những doanh nghiệp có sản phẩm, đặc biệt là doanh nghiệp có các sản phẩm thực phẩm

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH

1. Tờ khai xin MSMV

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao, có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp).

3. Giấy giới thiệu

4. Giấy ủy quyền