Đối với bất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào cũng đã được Nhà Nước đặt ra quy định quản lý để tránh những điều không mong muốn xảy ra.

Nghị định số 178/2103/NĐ - CP

An Toàn Thực Phẩm cũng như vậy, sự ra đời của Nghị Định Số 178/2013/NĐ – CP đại diện cho sự kiên quyết của Nhà Nước muốn thắt chặc quản lý đối với vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dựa theo nhưng điều luật do nghị định đưa ra doanh nghiệp nào có hành vi vi phạm luật an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính.

Cụ thể như sau:

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Hình thức xử phạt

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Quy định xử phạt hành chính với những hành vi như sau

  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ  trợ chế biến thự phẩm ngoài danh mục cho phép sử dụng phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng
  • Sử dụng hóa chất không có trong danh mục cho phép sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị phạt hành chính từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến không rõ nguồn gốc xử phạt từ 40 triệu đến 50 triệu đồng.
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại sẽ bị phạt từ 70 triệu đến 100 triệu đồng. Hành vi sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm cũng được áp dụng với mức phạt này.

>>> Tải bản đầy đủ tại đây.