Ăn nho khô không chỉ rất ngon mà còn là một loại thực phẩm chức năng tự nhiên an toàn và hiệu quả trong dự phòng sức khoẻ, tăng cân lành mạnh… Tuy nhiên, ăn quá nhiều lại gây hại với sức khỏe.
Nho khô hay mứt nho, mứt nho khô là món ăn có giá trị từ lâu và được ghi nhận trong lịch sử. Người xưa xem nho khô như quà tặng của Thượng Đế nên dùng món này làm vật trang sức, thậm chí khắc hình nho khô trên vách đá hang động. Theo truyền thuyết ở Trung Đông, từ nhiều nghìn năm trước Công nguyên, người Do Thái đã dùng nho khô để nộp thuế.
Ngày nay, nho khô được dùng làm mứt ăn thường ngày hoặc trong ngày Tết, nho khô cũng có thể cất trữ lâu dài. Mứt nho không chỉ hấp dẫn với vị ngon ngọt mà nó còn mang lại những giá trị dinh dưỡng và dự phòng sức khoẻ.
Ở Việt Nam, vùng sản xuất nho khô nổi tiếng với sản lượng cao là Ninh Thuận với những vườn nho rộng lớn.
Trong nho khô có gì?
% DV = Daily Value, tức % dựa trên khẩu phần ăn, năng lượng và dinh dưỡng được khuyến cáo, bao gồm khoảng 2.000 calories/ngày đối với người trưởng thành
Nho khô – Thực phẩm chức năng an toàn, bổ dưỡng từ thiên nhiên
Nho khô tốt nhưng có nên ăn nhiều?
Nho khô có hàm lượng calorie khá cao, có thể tăng cân một cách nhanh chóng nếu bạn không cẩn thận. Nho khô cũng có hàm lượng triglyceride cao do chứa nhiều fructose (triglyceride là sản phẩm phụ khi cơ thể chuyển hóa fructose), ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, gặp vấn đề về thận… Mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa một nắm nho khô (có thể ăn kèm với sữa chua, bánh, salad…).
Do nho khô có độ dính nên khi ăn trực tiếp, nó có thể bám dính trên răng trong khoảng thời gian dài. Vì thế, các nha sỹ khuyên không nên cho bé ăn nho khô trực tiếp để bảo vệ men răng. Mặt khác, với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, ăn quá nhiều nho khô có thể dẫn tới tiêu chảy. Để an toàn cho bé, bạn có thể nghiền nho khô trộn vào thức ăn và đồ uống của trẻ (ngoài 6 tháng tuổi), mỗi ngày chỉ nên cho bé ăn tối đa lượng nho bằng với lòng bàn tay của bé.