Do tính chất vùng miền cũng như độ khó bảo quản mà những loại rau này vẫn còn là “yếu tố lạ” với rất nhiều người.

1. Rau bò khai
Loại rau sở hữu cái tên độc đáo là  “bò khai” này khá giống với ngọn rau su su nhưng thân mảnh và có màu xanh non hơn. Không chỉ sở hữu cái tên lạ mà rau bò khai cũng có thể dùng để chế biến thành các món ăn ngon như xào tỏi, xào thịt hay nấu canh. Rau bò khai có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Không chỉ sở hữu cái tên lạ mà rau bò khai còn có hương vị rất ngon và giòn. – Ảnh: internet

2. Rau tầm bóp
Rau tầm bóp là một loại rau mọc hoang dại bên bờ ruộng hay ven đường, có công dụng thanh nhiệt giải cảm cơ thể. Thứ rau dân dã quê mùa này có thể dùng nấu bát canh suông ăn với cà cho mát ruột hay xào thịt, nhúng lẩu cũng rất ngon. Ngoài tên gọi tầm bóp, loại rau dại này còn có nhiều tên gọi khác nghe cũng rất kêu như đèn lồng, bôm bốp…
tầm bóp

Rau tầm bóp là loại rau “quê mùa” thường mọc dại ven đường hay bờ ruộng chứ không được trồng trong vườn. – Ảnh: internet

3. Rau càng cua
Nếu nhìn loại rau này có thể bạn sẽ tự hỏi tại sao nó có cái tên kì lạ là rau càng cua mặc dù trông hình dạng loại rau này chả có một chút liên quan nào đến con cua cả, tuy nhiên sau khi nêm thử có thể bạn sẽ phải gật gù bởi độ “chí lí” của cái tên. Rau càng cua là loại rau thân thảo, mọng nước, ăn có vị chua chua, giòn và đặc biệt hơi có vị của càng cua.

– Ảnh: internet

4. Bông so đũa
Lại thêm một loại rau có tên gọi thú vị và khác xa với tên gọi của nó. Bông so đũa chẳng dài như chiếc đũa (mà gọi là đũa) mà nó lại là một loại hoa rất đẹp, có màu trắng hoặc đỏ tím. Bông so đũa có  nhiều ở sông nước miền Tây, thường được dùng để ăn sống hay nấu canh chua đều rất ngon.

Bông so đũa. – Ảnh: internet

Rau càng cua và bông so đũa được dùng nhiều trong món lẩu mắm. – Ảnh: internet

5. Rau dớn
Rau dớn là loại rau thuộc họ cây dương xỉ, ưa ẩm ướt nên thường mọc ở bờ sông khe suối. Lá rau dớn xanh mượt, thông thường thì phần ngọn cuốn lại trông như vòi voi.  Loại rau này có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ như rau dớn luộc, rau dớn xào tỏi hay rau dớn trộn. Món rau này có vị giòn, ngọt đặc trưng nhưng không bảo quản được lâu nên phải ăn ngay sau khi hái mới ngon nhất.

Rau dớn là món ăn đặc sản của các vùng miền núi. – Ảnh: internet

6. Rau mảnh cộng
Rau mảnh cộng (hay còn gọi là rau bìm bịp) là loại rau có lá hình thuôn dài, vị ngọt, thanh mát. Theo kinh nghiệm dân gian, lá rau mảnh cộng rất tốt cho việc lành xương. Trong nấu ăn, rau mảnh cộng là thứ rau thơm mát, lá non dùng để nấu canh, lá già có thể dùng làm bánh.

– Ảnh: internet

7. Lưỡi long

Lưỡi long là loại rau đặc sản của đất Bình Định, thuộc họ xương rồng, mọc trên những đồi cát nóng bỏng nhưng vẫn cho ra thứ lá xanh non mướt. Lá lưỡi long thường được bỏ gai, xắt nhỏ nấu canh với tôm bằm như thứ canh giải nhiệt mùa hè.

Có lẽ cái tên lạ lùng của loại rau này bằng nguồn từ hình dáng giống chiếc lưỡi của nó. – Ảnh: internet

Món cây lưỡi long thơm mát giải nhiệt mùa hè. – Ảnh: internet

8. Rau mầm đá
Ắt hẳn chẳng ai là không biết đến món “mầm đá” nổi tiếng mà trạng Quỳnh dâng vua cả. Chỉ không ngờ món ăn trong câu chuyện dân gian đó lại có thật ngoài đời. Thực chất rau mầm đá thuộc họ cải, cuộn rau có nhiều búp mập mạp và xanh non mỡ màng. Món rau mầm đá là đặc sản nổi tiếng ở Sapa, làm say lòng biết bao thực khách. Rau mầm đá luộc hay xào tỏi ăn đều rất ngon và dễ ăn.

– Ảnh: internet

9. Rau bình bát

Là loại rau leo, thuộc họ bầu bí, cây bình bát cho ra trái lúc chín có màu đỏ ăn khá ngon ngọt, ngoài ra những đọt non  cũng được dùng đế nấu canh hoặc xào. Rau bình bátdân dã thường xuất hiện trong những bữa cơm gia đình của người dân quê. Khi nấu chín, lá bình bát vẫn còn độ giòn rất riêng. Rau bình bát không kén đồ nấu, tùy khẩu vị mà có thể kết hợp nấu canh với tôm, tép, thịt heo, thịt bò, cá trê, cá lóc… và dù nấu với bất cứ thứ gì thì khi ăn bạn vẫn ngửi được mùi thơm của rau và người ăn sẽ có cảm nhận rõ vị ngọt béo mà không thể lẫn với bất cứ loại rau nào.
rau bình bát

– Ảnh: internet

rau bình bát

Rau bình bát nấu cá trê vừa ngon ngọt lại mát bổ. – Ảnh: internet

10. Dây mỏ quạ
Dây mỏ quạ là loại rau dây leo, thường mọc hoang dã trong tự nhiên, lá hình tim có màu xanh. Tuy là loại rau hoang dã nhưng nhưng mỏ quạ lại có thể được chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như đọt mỏ quạ nấu canh tép (hoặc thịt), trái non luộc chấm nước cá kho (hay thịt kho)…. Hoa mỏ quạ có thể xào thịt bò hay nhúng lẩu đều rất ngon.
dây mỏ quạ

Theo Scrappy / Trí Thức Trẻ