Thành tựu khoa học công nghệ hiện đại cho phép chúng ta mở rộng ranh giới của việc biến đổi thực phẩm. Có những loại thực phẩm “mới” sẽ được đưa vào sử dụng trong tương lại.
Phát minh mới: màng bọc thực phẩm ăn được, sứa thay thế cá sẽ là những phát minh vĩ đại trong tương lai
Gà bất tỉnh cho thịt
Năm 2012, Andre Ford, sinh viên kiến trúc tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia Vương quốc Anh đã đưa ra một giải pháp mới giúp ngành công nghiệp chăn nuôi gà thịt thoát khỏi khó khăn khi dịch bệnh khiến hàng trăm ngàn con gà bị tiêu huỷ. Andre Ford cho rằng, biện pháp này sẽ hạn chế được tối đa các mầm bệnh tấn công khi giết mổ. Biện pháp nuôi gà bất tỉnh này là những con gà đã được biến đổi, không có não, cũng không có chân, toàn bộ sự phát triển sẽ dồn vào thân mình gà, chúng được cho ăn thông qua một loạt các ống và thường xuyên dùng sốc điện để kích thích các khối cơ gà rắn chắc. Đồng thời, chất thải của những con gà này cũng được tái sử dụng làm phân bón cho các loại rau, củ, quả.
Đồ ăn từ côn trùng sẽ phổ biến hơn
Bản vá dinh dưỡng chống đói
Các nhà khoa học thuộc Dự án Nghiên cứu hệ thống cung cấp dinh dưỡng qua da (viết tắt là TDNDS) của Mỹ đang theo đuổi dự án cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết qua da bằng các bản vá dinh dưỡng. Bản vá này chứa một bộ xử lý vi mạch có chức năng tính toán chính xác nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng được dán và cung cấp chất dinh dưỡng tương ứng. Các nhà khoa học cho biết, bản vá dinh dưỡng không thay thế được cho thực phẩm nhưng trong điều kiện không có đủ đồ ăn, bản vá dinh dưỡng sẽ là lựa chọn tốt nhất giúp những người lính chống lại cơn đói cho đến khi họ có thể ăn một bữa ăn thực sự. Theo ước tính, công nghệ này sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2025. Theo TS. C.Patrick Dunne, thành viên dự án: Biện pháp này được áp dụng đối với những người làm việc trong môi trường áp suất cao, dài ngày như: lính trong chiến trường, thợ mỏ, phi hành gia…
Nước uống từ… chất thải con người
Năm 2009, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thông báo họ đang tiến hành dự án quan trọng mà ứng dụng của nó sẽ giúp duy trì sự sống cho những người sống trong không gian hoặc thậm chí trên các hành tinh khác. Dự án này được tiến hành sau khi NASA phát triển một hệ thống tương tự trên Trạm vũ trụ quốc tế có thể biến chất thải của con người thành nước có thể uống được. Chương trình của ESA, được gọi là Micro – sinh thái cuộc sống. Hệ thống hỗ trợ thay thế (Melisa) được thiết kế để tái chế chất thải của con người thành ôxy, thực phẩm và nước. Các nhà máy thí điểm Melisa đầu tiên được xây dựng vào năm 1995 và các nhà khoa học hy vọng rằng nhà máy thế hệ thứ hai sẽ hoạt động đầy đủ và được đưa vào sử dụng vào năm 2014.
Âm thanh làm tăng vị cho thức ăn
Nghiên cứu của Đại học Oxford vừa phát hiện ra rằng, âm thanh thực sự làm tăng vị cho thức ăn. Ví dụ, âm thanh the thé làm tăng thêm vị ngọt cho thực phẩm, trong khi âm thanh trầm, thấp làm thức ăn tăng thêm vị đắng. Russel Jones, thành viên dự án, giảng viên Đại học Oxford cho biết: Ứng dụng âm thanh làm tăng vị thức ăn sẽ sớm được phổ biến rộng rãi, đồng thời nó sẽ giúp thức ăn lành mạnh hơn bằng cách cắt giảm bớt lượng đường mà người ăn vẫn cảm nhận đầy đủ vị ngọt.
Hít hương vị thức ăn không cần thưởng thức
Một xu hướng mới của con người đã tăng đáng kể từ năm 2012, đặc biệt từ khi GS. David Edwards của Đại học Harvard phát minh ra một thiết bị được gọi là Lê Whif – thiết bị này trở thành một best – seller cho người ăn kiêng châu Âu. Lê Whif về cơ bản giống như một chiếc bình với bộ phận nhỏ cấy phía dưới. Thực phẩm thường là canh, cho vào trong bình và được rung động siêu âm cho đến khi nó trở thành một đám mây, lúc này khách hàng sử dụng một ống hút để hít. Khách hàng mô tả “cảm giác hương vị đầy đủ của một món ăn nhưng thực ra lại không có gì trong miệng của bạn”.
Sứa thay thế cá
Trong Hội nghị do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tổ chức năm 2003, các nhà khoa học đã báo cáo về sự suy giảm quần thể cá trên toàn thế giới và thay vào đó là sự bùng nổ của sứa. Do đó, các nhà khoa học đề xuất việc sử dụng những con sứa trong thực phẩm và các sản phẩm y tế. Báo cáo chỉ ra rằng, loài sứa đã từng có trong chế độ ăn uống của Trung Quốc trong một thời gian dài đồng thời nó còn có đặc tính chữa bệnh. Các nhà khoa học tin tưởng sứa chứa đựng một tiềm năng sinh học và công nghiệp rất lớn.
Màng bọc thực phẩm ăn được
Trong năm 2012, một nhà hàng burger Brazil đã thu hút được nhiều sự chú ý khi cho ra lò bánh burger có thể ăn được cả bọc giấy bên ngoài bánh. Năm 2013, GS. David Edwards thuộc Đại học Harvard (Mỹ)giới thiệu với thế giới phát minh của mình có tên Wikicells, đây là vỏ bọc làm từ chất liệu tự nhiên và được thiết để không ngấm nước, ngăn chặn vi khuẩn cũng như bụi bẩn. Chúng có thể được sử dụng để bọc, đóng gói bất cứ loại thực phẩm và đồ uống nào. GS. Edward hy vọng việc chuyển sang dùng màng bọc thực phẩm này sẽ giúp giảm bớt việc sử dụng nhựa thông thường và giấy gói, nguyên nhân góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Côn trùng – Thực phẩm tiềm tàng
Theo các quan chức của Liên hợp quốc, ít nhất là 2 tỷ người ở châu Á và châu Phi thường xuyên ăn 1.900 loại côn trùng khác nhau: nhộng, bọ cánh cứng như châu chấu, cào cào… Liên hợp quốc lưu ý rằng, thách thức lớn hiện nay là thay đổi thái độ của phương Tây về việc ăn côn trùng không đáng sợ như những gì họ vẫn nghĩ. Việc tiêu thụ côn trùng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích: côn trùng rất giàu protein và khoáng chất, chúng có khả năng sinh sôi mạnh, không gây tổn hại nhiều cho môi trường như những vật nuôi truyền thống. Bên cạnh đó, nuôi côn trùng có thể đem lại một cơ hội kinh doanh hấp dẫn đối với người dân ở các nước nghèo.
Tảo biển giải quyết nạn đói
Rất nhiều nhà khoa học ủng hộ ý kiến cho rằng tảo biển là biện pháp tốt nhất giúp giải quyết nạn đói trên thế giới. Vì diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp do sự bùng nổ về dân số trong khi đó, môi trường biển, tảo phát triển rất mạnh mẽ và hoàn toàn có thể trở thành thực phẩm cho con người sử dụng. Phát biểu với BBC, nhà sinh vật học Chuck Fisher chia sẻ ý tưởng về việc tích hợp tảo và da của con người. Cũng giống như cây thật, con người sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để cung cấp dinh dưỡng cho họ.
Theo LS, 11/2013