Công bố tiêu chuẩn sản phẩm (hay công bố thực phẩm) là yếu tố cần thiết để đưa một sản phẩm ra lưu thông ngoài thị trường. Theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về Luật an toàn Thực phẩm, công bố sản phẩm bao gồm công bố hợp quy (QCVN), công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (TCVN).
TCVN: viết tắt của công bố phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm là danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) quy định về đặc tính kỹ thuật dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá nhằm nâng cao chất lượng. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật (TCVN):
a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
d) Kế hoạch kiểm soát chất lượng
e) Kế hoạch giám sát định kỳ
f) Mẫu nhãn sản phẩm
g) Giấy đăng ký kinh doanh
h) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
i) Chứng chỉ phù họp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000
FOSI CHÚNG TÔI GIÚP GÌ CHO BẠN?
- Phân tích tính chất của sản phẩm để xây dựng hồ sơ theo quy định của Bộ y tế.
- Kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ:
- Đối với thực phẩm thường sản xuất trong nước, kiểm tra sự phù hợp của giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đối với nhóm thực phẩm chức năng, thực phẩm thường, phụ gia thực phẩm nhập khẩu. Chúng tôi sẽ tư vấn về những giấy tờ cần có và tính hợp pháp của nó.
- Lập chỉ tiêu xét nghiệm: theo quy định của Bộ y tế đồng thời hạn chế tối đa chi phí cho khách hàng khi kiểm nghiệm sản phẩm. Thời gian kiểm nghiệm: 7 ngày làm việc.
- Tiến hành xây dựng hồ sơ: Hồ sơ xây dựng Theo nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ, gửi hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục an toàn thực phẩm, chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm). Thời gian 15 – 20 ngày làm việc.
- Theo dõi tiến trình hồ sơ, khắc phục kịp thời đảm bảo thời gian cho khách hàng.
- Nhận giấy chứng nhận, kiểm tra thông tin và giao cho khách hàng.