TIÊU CHUẨN VIỆT NAM  TCVN 4845:1989

(ST SEV 4306 – 83)

CÀ CHUA TƯƠI

Fresh tomatoes

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cà chua tươi loài Lycopersicum esculentum Kill trồng ngoài đồng hoặc trong nhà kính và được dùng dưới dạng quả tươi.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 4306-83.

1. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Thuật ngữ và định nghĩa – theo văn bản pháp quy hiện hành.

2. PHÂN HẠNG.

2.1. Theo chất lượng, cà chua được chia thành 3 hạng: hạng cao (đặc biệt), hạng 1 và hạng 2.

2.2. Theo dạng quả, cà chua được chia thành loại quả tròn và loại quả dài.

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT.

3.1. Cà chua thuộc mỗi hạng chất lượng phải đảm bảo: tươi, nguyên vẹn, không bị nấm bệnh, sạch và không có mùi vị lạ, không quá ẩm.

3.2. Độ chín của cà chua khi thu hoạch phải đảm bảo sao cho vẫn giữ được mức bình thường qua quá trình vận chuyển, bảo quản ngắn ngày trong điều kiện cần thiết, và khi đưa ra sử dụng, cà chua vẫn giữ được hình dáng bề ngoài và mùi vị đặc trưng của nó.

3.3. Cà chua thuộc mỗi hạng chất lượng phải đáp ứng những yêu cầu trong bảng sau:

Tên chỉ tiêu Mức
Hạng cao Hạng 1 Hạng 2
1. Hình dạng bên ngoài Cà chua có hình dáng và màu sắc đặc trưng của loài, không bị khuyết tật do sâu bệnh. Cà chua có hình dáng và màu sắc đặc trưng của loài, không bị khuyết tật do sâu bệnh. Cho phép những sai lệch không đáng kể so với hình dáng và màu sắc đặc trưng. Cà chua có hình dáng đặc trưng và không đặc trưng cho loài, màu sắc không thật sáng, không bị khuyết tật do sâu bệnh.
2. Độ rắn Quả cứng Quả cứng Quả cứng. Cho phép không quá 10% số quả hơi mềm
3. Đường kính mặt cắt ngang lớn nhất của quả không nhỏ hơn, mm
– Với loại quả tròn

40

35

35

– Với loại quả dài

30

30

30

4. Khuyết tật cơ học

Không

Cho phép những vết nứt đã thành sẹo, có chiều dài không quá 10 mm (chỉ riêng đối với cà chua múi) Cho phép cà chua có vết nứt thành sẹo dài không quá 30 mm
5. Quả có khuyết tật do sâu bệnh đã thành sẹo không quá % khối lượng quả

Không

Không

10

 

3.4. Theo đường kính mặt cắt to nhất của quả, cà chua được phân thành các nhóm kích thước như sau, tính bằng milimet:

Hạng cao Hạng 1 và hạng 2
Với cà chua quả tròn và cà chua múi:

Từ 40 đến 46

Từ 35 đến 39

“   47    “   56

“   40    “   46

“   57    “   66

“   47    “   56

“   67    “   77

“   57    “   66

“   67    “   76

“   77    “   87

88 trở lên

Với cà chua quả dài:

Từ 30 đến 34

Từ 30 đến 34

“   35    “   39

“   35    “   39

“   40    “   46

“   40    “   46

“   47    “   56

“   47    “   46

“   57 trở lên

57 trở lên

 

4. QUY TẮC NGHIỆM THU.

4.1. Cà chua được nghiệm thu theo từng lô. Mỗi lô là một số lượng quả bất kỳ thuộc cùng một loài và một hạng chất lượng sản phẩm, đóng trong cùng một loại bao bì và có một phiếu xác nhận chất lượng.

4.2. Trong phiếu xác nhận chất lượng ghi rõ:

1) Số văn bản, ngày cấp;

2) Tên cơ quan giao hàng;

3) Tên cơ quan nhận hàng;

4) Tên sản phẩm;

5) Tên loài;

6) Hạng chất lượng sản phẩm;

7) Số kiện;

8) Khối lượng tịnh và cả bì, kg;

9) Khối lượng trung bình của mỗi đơn vị bao gói chứa hàng, kg;

10) Ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn này;

11) Ngày đóng gói.

4.3. Để kiểm tra chất lượng quả, kiểm tra việc đóng gói, ghi nhãn theo đúng với yêu cầu của tiêu chuẩn này, lấy mẫu theo văn bản pháp quy hiện hành.

4.4. Việc đánh giá chất lượng được tiến hành lần lượt theo từng chỉ tiêu đã quy định.

4.5. Trong quá trình giao nhận cho phép:

– Trong mỗi lô hàng hạng cao có không quá 5% số lượng quả có màu sắc và hình dáng của cà hạng 1.

– Trong mỗi lô hàng hạng 1 có không quá 10% số lượng quả có hình dáng và màu sắc của cà hạng 2.

– Trong mỗi lô hàng hạng 2 có không quá 10% số lượng quả có hình dáng và màu sắc không đạt yêu cầu hạng 2, nhưng vẫn sử dụng được.

Trong lô hàng thuộc mỗi hạng cho phép không quá 5% số lượng quả có kích thước sai lệch so với kích thước đã quy định không quá 5 mm.

4.6. Kết quả kiểm tra được tính cho cả lô hàng, mẫu đã lấy ra lại được đưa về gộp với lô hàng được kiểm nghiệm.

4.7. Lô hàng được nghiệm thu, nếu cà chua đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định trong tiêu chuẩn này.

4.8. Việc kiểm tra chất lượng cà chua ở những đơn vị bao gói bị hỏng được tiến hành riêng và kết quả kiểm tra chỉ sử dụng cho cà chua ở những đơn vị đó.

5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG.

5.1. Hình dạng bề ngoài, độ chín, mùi vị quả, kể cả những khuyết tật, được xác định bằng cảm quan.

5.2. Đường kính quả, kích thước các khuyết tật về cơ học và các khuyết tật khác được xác định bằng cách đo.

6. BAO GÓI, GHI NHÃN VÀ VẬN CHUYỂN.

6.1. Bao đựng cà chua được sử dụng là các thùng gỗ và thùng chứa (công ten nơ) chuyên dùng để đảm bảo chất lượng quả trong quá trình bảo quản và vận chuyển ngắn ngày. Bao bì và đóng gói cần phải chắc chắn, sạch và không có mùi lạ.

6.2. Trong mỗi đơn vị bao gói chỉ được đóng cà chua thuộc cùng một loài thực vật và một hạng chất lượng sản phẩm, riêng ở mỗi đơn vị đóng gói cà chua hạng cao đòi hỏi quả phải đồng đều về màu sắc.

6.3. Trong điều kiện bao gói hở, phần nhìn thấy được của cà chua cần thể hiện được chất lượng của cà chua trong bao nói chung.

6.4. Mỗi đơn vị bao gói để vận chuyển được ghi nhãn bằng cách kẻ chữ theo khuôn hoặc dán nhãn bằng giấy, có ghi rõ:

1) Nước sản xuất cà chua;

2) Tên gọi hoặc mã số của cơ quan giao hàng;

3) Tên sản phẩm;

4) Hạng chất lượng sản phẩm và kích thước quả;

5) Thời gian bao gói.

6.5. Ghi nhãn, kích thước và vị trí ghi nhãn và các ký hiệu phòng ngừa – theo văn bản pháp quy hiện hành và bắt buộc phải ghi dấu “sản phẩm mau hỏng”.

6.6. Quả được vận chuyển bằng mọi loại phương tiện vận chuyển phù hợp với các nguyên tắc vận chuyển hàng mau hỏng và nguyên tắc vệ sinh dịch tễ.