Nấm chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê…
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP mới ban hành vào đầu năm 2018 doanh nghiệp nào muốn kinh doanh các loại nấm bên ngoài thị trường bắt buộc phải thực hiện thủ tục tự công bố nấm.
Công bố nấm để làm gì – tại sao phải công bố?
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đảm bảo sức khỏe người dùng
- Doanh nghiệp có thể tạo dựng thương hiệu dễ dàng hơn
- Tăng lòng tin dành cho sản phẩm từ người dùng
- Được chứng nhận pháp luật nhà nước công nhận
- Tạo được ưu thế so với đối thủ cạnh tranh
Hồ sơ tự công bố chất lượng nấm bao gồm
- Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm theo mẫu số 1 nghị định 15;
- Phiếu kết quả xét nghiệm sản phẩm có thời hạn trong 12 tháng;
- Mẫu sản phẩm
Doanh nghiệp cần cung cấp thêm những giấy tờ sau
- Mẫu nhãn hoặc hình ảnh chụp nhãn sản phẩm
- Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm(đối với trường hợp nấm đông cô trong nước)
Lưu ý: Khi thực hiện thủ tục tự công bố nấm tài liệu trong hồ sơ phải được thể hiện bằng tiếng Việt.
Thời gian công bố 07 – 10 ngày.
Đặt vấn đề: Có nhiều doanh nghiệp liên hệ với chúng tôi để hỏi tự công bố nấm gặp khó khăn gì không? Họ nên làm như thế nào?
Trả lời: Thủ tục tự công bố khó hay không sẽ tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có đủ kiến thức hoặc đã từng thực hiện công bố rồi thì quy trình này sẽ không khó đối với họ.
Nhưng với doanh nghiệp nào chưa thực hiện tự công bố nấm bao giờ thì sẽ khác, công bố doanh nghiệp gặp khó khăn là điều bình thường.
FOSI hiểu được nỗi lòng của doanh nghiệp vì thế chúng tôi giới thiệu đến doanh nghiệp giải pháp ưu việt nhất do FOSI thực hiện với mô hình tư vấn trọn gói giúp doanh nghiệp kết nối làm thủ tục tự công bố dễ dàng hơn.
Để nắm rõ hơn về mô hình siêu việt này quý doanh nghiệp hãy liên hệ với FOSI qua số điện thoại chuyên viên an toàn thực phẩm giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp.