Tổ chức Giám sát kinh doanh Quốc tế (BMI) dự báo tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016 sẽ tiếp tục tăng 5,1%/năm, ước tính đạt 538,4 triệu đồng (tương đương 29,5 tỷ đô la Mỹ). Trong khi đó, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người tăng ấn tượng 4,3%/năm tính đến năm 2016, vào khoảng 5,8 triệu đồng/năm (tương đương 316 đô la Mỹ/năm).

Tiêu thụ thực phẩm tăng trưởng ấn tượng là do hai nguyên nhân chính sau đây: (i) thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam tăng và (ii) sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ.

Hiện nay, mức thu nhập tại Việt Nam vẫn còn khá thấp so với tại các nền kinh tế phát triển và người tiêu dùng vẫn còn tập trung chủ yếu vào các loại lương thực thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Tuy nhiên, khi thu nhập ngày càng tăng, thị hiếu và sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam sẽ thay đổi. Họ sẽ tập trung nhiều hơn vào những loại thực phẩm và đồ uống có giá trị cao – những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và có thương hiệu.

Bảng 1: Chỉ số tiêu dùng thực phẩm – Số liệu & Dự báo

2010 2011* 2012* 2013* 2014* 2015* 2016*
Tiêu dùng thực phẩm (tỉ USD) 18,69 19,30 22,10 24,28 26,02 27,61 29,50
Tiêu dùng thực phẩm (tỉ VND) 357.538 397.546 450.240 480.762 500.915 517.774 538.431
Tiêu dùng thực phẩm

bình quân theo đầu người (USD)

212,70 217,30 246,30 267,80 284,20 298,70 316,20
Tiêu dùng thực phẩm

bình quân theo đầu người (VND)

4.069.939 4.477.277 5.017.705 5.303.117 5.470.722 5.601.030 5.771.427
Tổng tăng trưởng

tiêu dùng thực phẩm (hàng năm)

10,72 11,19 13,25 6,78 4,19 3,37 3,99

*: số liệu dự báo. Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI

Thực phẩm đóng hộp

Trước xu thế đô thị hóa phát triển “chóng mặt” tại Việt Nam cũng như sự gia tăng về mức thu nhập của người dân, BMI dự báo trong giai đoạn 2011 – 2016, ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng 4,3% về lượng và 10,4% về giá trị doanh số bán hàng.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về vấn đề vệ sinh và nguồn gốc thực phẩm khi mà điều kiện sống đang được cải thiện và những lo ngại về sức khỏe ngày càng gia tăng. Chính điều này đã khuyến khích nhiều người tiêu dùng mua những loại thực phẩm chế biến hơn là thực phẩm tươi sống; đồng thời kêu gọi mạnh mẽ việc đầu tư cả trong và ngoài nước cho ngành hàng này. Trong khi đó, người lao động ở các thành phố đang có xu hướng ít đi ăn nhà hàng hơn mà thay vào đó họ lựa chọn những loại thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

Bảng 2: Doanh số/ doanh thu thực phẩm đóng hộp tại Việt Nam – Số liệu & Dự báo

2010 2011* 2012* 2013* 2014* 2015* 2016*
Doanh số bán hàng thực phẩm đóng hộp (nghìn tấn) 9,21 9,73 10,23 10,77 11,35 11,96 12,50
Doanh thu bán hàng thực phẩm đóng hộp (triệu đồng) 408.055 496.167 574.269 641.927 719.525 806.262 900.498
Doanh thu bán hàng thực phẩm đóng hộp (triệu Đô la Mỹ) 21,33 24,09 28,18 32,42 37,38 43,00 49,34

*: số liệu dự báo. Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI

Bánh kẹo

thuc_pham_do_uong_viet_nam_2010-2016

Theo dự báo của BMI, mức tăng trưởng của ngành này đạt trên 8,5% về doanh số bán hàng. Trong đó, riêng mặt hàng bánh kẹo sô-cô-la sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong vòng 5 năm tới với mức doanh số dự báo đến năm 2016 là 10,3%/năm.

Các nhà kinh doanh bánh kẹo tại Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong năm 2012. Giá cả trên thị trường thế giới được điều tiết, điều này cho thấy khả năng kinh doanh thu được lợi nhuận cho các nhà bán lẻ bánh kẹo trong nước. Xét về dài hạn, các yếu tố như sức mua tăng, dân số trẻ phát triển, nhận thức về vấn đề sức khỏe gia tăng, và vốn đầu tư vào ngành đang gia tăng chính là những động lực có triển vọng để ngành bánh kẹo Việt Nam tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Bảng 3 – Doanh số/ doanh thu hàng bánh kẹo tại Việt Nam – Số liệu và Dự báo

2010 2011* 2012* 2013* 2014* 2015* 2016*
Doanh số bán hàng bánh kẹo (nghìn tấn) 105,2 110,6 115,8 122 129,1 136,9 145,2
Tăng trưởng doanh số

bán hàng bánh kẹo, tấn (hàng năm)

6,16 5,08 4,75 5,33 5,79 6,06 6,06
Doanh thu bán hàng –

Sô-cô-la (triệu đồng)

3.019.132 3.358.784 3.957.826 4.456.590 5.004.814 5.609.098 6.047.864
Doanh thu bán hàng –

kẹo ngọt  (triệu đồng)

2.585.471 3.009.146 3.430.349 3.801.881 4.204.280 4.649.347 5.131.158
Doanh thu bán hàng –

kẹo cao su (triệu đồng)

457.152 485.170 516.433 544.358 569.465 593637 626.492
Doanh thu bán hàng

bánh kẹo (triệu đồng)

6.061.755 6.853.100 7.904.609 8.802.829 9.778.558 10.852.083 11.179.056
Tăng trưởng doanh thu

bán hàng bánh kẹo, tấn (hàng năm)

17,02 13,05 15,34 11,36 11,08 10,98 3,01
Doanh thu bán hàng –

Sô-cô-la (triệu USD)

157,8 163 194,2 225,1 260 299,2 331,4
Doanh thu bán hàng –

kẹo ngọt  (triệu USD)

135,1 146,1 168,4 192 218,4 248 281,2
Doanh thu bán hàng –

kẹo cao su (triệu USD)

23,89 23,55 25,35 27,49 29,58 31,66 34,33
Doanh thu bán hàng –

kẹo cao su (triệu USD)

316,8 332,7 388 444,6 508 578,8 612,6

*: số liệu dự báo. Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI

Bảng 4 – Mặt hàng kẹo đường tại Việt Nam – Số liệu và Dự báo

2010 2011* 2012* 2013* 2014* 2015* 2016*
Sản lượng kẹo đường (tấn) 152.553,17 169.429,06 188.935,32 210.880,82 235.738,08 262.494,12 291.324,88
Thay đổi % theo năm

về sản lượng kẹo đường (%)

13,26 11,06 11,51 11,62 11,79 11,35 10,98
Doanh số mặt hàng

kẹo đường (tấn)

141.660,50 158.058,82 176.979,93 198.418,38 222.660,89 248.738,96 275.969,55
Thay đổi % theo năm

về sản lượng kẹo đường (%)

13,65 11,58 11,97 12,11 12,22 11,71 10,95
Xuất khẩu kẹo đường (tấn) 22.843,84 24.978,89 26.599,39 27.984,55 29.534,50 31.208,44 34.077,21
Thay đổi % theo năm

về xuất khẩu kẹo đường (%)

14,14 9,35 6,49 5,21 5,54 5,67 9,19
Nhập khẩu kẹo đường (tấn) 11.951,17 13.608,65 14.644,00 15.522,11 16.457,30 17.453,28 18.721,88
Thay đổi % theo năm

về nhập khẩu kẹo đường (%)

19,85 13,87 7,61 6,00 6,02 6,05 7,27
*: số liệu dự báo. Nguồn: BMI
Theo http://www.vietrade.gov.vn/