Tiêu chuẩn BRC là gì?

BRC được viết tắt từ cụm từ British Retailer Consortium dùng để đánh giá tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm được thiết lập vào năm 1998 do hiệp hội bán lẻ anh quốc ban bành.

Tiêu chuẩn này được phát triển để giúp các nhà bán lẻ về các yêu cầu đầy đủ của luật định và bảo vệ quyền lời người tiêu dùng qua việc cung cấp đánh giá cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm dành cho nhà bán lẻ.

tiêu chuẩn brc là gì

Đã có hơn 8.000 doanh nghiệ p thực phẩm trên nhiều quốc gia chấp nhận tiêu chuẩn BRC này, và còn số này vẫn còn đang tăng lên theo từng ngày.

Sau khi được xuất bản đầu tiên năm 1998, tiêu chuẩn BRC ngày càng được phát triển phổ biến kéo theo cả các nhà sản xuất quốc tế vào trong chuỗi cung ứng, thỏa mãn các tiêu chí của Viện an toàn thực phẩm sáng lập bởi CIES – là Diễn đàn thương mại thực phẩm, tổ chức toàn cầu này bao gồm CEOs & quản lý cấp cao của khoảng 400 nhà bán lẻ (hoạt động gần 200 ngàn gian hàng) và là thành viên của những công ty sản xuất với nhiều mô hình khác nhau. Nói một cách khác, tiêu chuẩn này được đa số các nhà bán lẻ thực phẩm chấp nhận cũng như các tiêu chuẩn thực phẩm tương đương khác như tiêu chuẩn IFS, tiêu chuẩn SQF &chứng nhận HACCP.

Ngày nay, nó được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như là một hệ thống cốt lõi cho mọi hoạt động (nhà bán lẻ – nhà sản xuất), đây được xem như là một chiếc vé gia nhập vào thị trường và còn là cơ hội chứng minh sự cam kết của công ty bạn về thực phẩm an toàn, chất lượng và hợp pháp trong một môi trường cải tiến liên tục.

Để phù hợp với tiêu chuẩn, nhà cung ứng/chế biến thực phẩm phải áp dụng 3 chuẩn mực chính trong hệ thống quản lý của họ, đó là:

  • Áp dụng và thực thi HACCP.
  • Có một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu và được văn bản hóa.
  • Kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường của nhà máy, sản phẩm, qui trình chế biến và con người.

Những lợi ích cụ thể khi áp dụng BRC

  • Tăng cường độ ATTP và hệ thống quản lý ATTP của công ty
  • Thể hiện cam kết của công ty trong sản xuất / kinh doanh thực phẩm an toàn.
  • Đạt được thừa nhận và chấp nhận của cộng đồng bán lẻ Anh Quốc.
  • Gia tăng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
  • Tăng sự tin cậy và lòng trung thành của khách hàng và người tiêu dùng đối với công ty.
  • Giúp công ty chứng minh với khách hàng rằng sản phẩm công ty an toàn và đã được kiểm soát về nguồn gốc.
  • Giúp tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng suất đồng thời có thể nâng cao giá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống của người nông dân.
  • Mở ra thị trường mới với yêu cầu cao hơn về an toàn và chất lượng/ khách hàng tiềm năng mới.
  • Giảm được công đoạn đánh giá nhà cung cấp.
  • Giúp cải thiện các tiêu chuẩn cung ứng và tính nhất quán, tránh được sản phẩm hỏng.
  • Hỗ trợ chiến lược quảng bá và tăng cường các giá trị cốt lõi của công ty.
  • Hỗ trợ các mục tiêu bán lẻ tại mọi cấp của chuỗi cung ứng sản xuất.
  • Giao dịch kinh doanh với nhà cung ứng đạt chứng nhận BRC.
  • Khách hàng có thể tin chắc rằng, họ đang giao dịch với một công ty có năng lực cao trong lĩnh vực kinh doanh.

10 Nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn BRC

  1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao và liên tục cải tiến: Lãnh đạo cấp cao phải chứng minh cam kết đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn BRC bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.
  2. Kế hoạch an toàn thực phẩm – Phân tích mối nguy và kiểm soát:  Kế hoạch an toàn thực phẩm cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc HACCP CODEX toàn diện, được triển khai áp dụng và duy trì. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.
  3. Đánh giá nội bộ: Cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được tuân thủ.
  4. Hành động khắc phục và phòng ngừa: Cần có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp có ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
  5. Truy tìm nguồn gốc: Cần có một hệ thống hiện hành để theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng, từ nguyên vật liệu, qua quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này nên được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin này trong một khoảng thời gian hợp lý.
  6. Cách bố trí, dòng sản phẩm và sự phân biệt: Cơ sở và trang thiết bị cần phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.
  7. Dọn dẹp và vệ sinh: Các tiêu chuẩn dọn dẹp và làm sạch cần phải được duy trì để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.
  8. Xử lý các yêu cầu đối với vật liệu đặc biệt – vật liệu có chứa chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
  9. Kiểm soát hoạt động: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
  10. Đào tạo: Cần có một hệ thống để chứng minh rằng nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm; có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.