Dạo gần đây, trên các báo đài và phương tiện thông tin đại chúng đang rầm rộ việc áp dụng chính sách cắt giảm hoàn toàn mức thuế quan nhập khẩu cho các nước trong khối Asean. Đây được xem là sự kiện quan trọng, được các chuyên gia đánh giá là cơ hi vàng mà các doanh nghip Vit Nam không th b qua.

Tuy nhiên, có một vấn đề là nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa nắm được thông tin  không biết phải đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng mức thuế quan lý tưởng này. Đây là sự thiếu sót lớn và bỏ đi rất nhiều cơ hội cho chính DN Việt Nam ngay trên sân nhà.

Thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)- sự kiện xóa bỏ dòng thuế nhập khẩu về mức 0%

Ngày 31/12/2015 vừa qua, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập được ký kết bởi 10 lãnh đạo của các nước thành viên bao gồm :Bru-nei, In-đô-nê-si-a, Ma-lai-si-a, Philipine, Sin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam. Sau khi hình thành Cộng đồng AEC, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục thực hiện theo lộ trình các cam kết của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 2009.

asean

Lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN ký vào tuyên bố thành lập cộng đồng ACE

Ý nghĩa của việc thành lập Cộng đồng kinh tế Asean

Khi các mục tiêu của AEC được hoàn tất, AEC sẽ mang lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là:

  • Điển hình từ sau 31-12- 2015, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu trong nội khối ASEAN sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan 0% thông qua Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ASEAN
  • Khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng sang các nước ASEAN gần như bán hàng trong nước. Đây là một trong những thuận lợi đối với việc lưu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp.
  • Hơn nữa, các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn và việc cải cách thủ tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hoá sang các thị trường ASEAN.

Từ năm 2015, Hiệp định thương mại tự do hàng hóa ASEAN (Hiệp định ATIGA) bước vào giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ sâu các dòng thuế theo nguyên tắc đã được các bên ký kết. 

bi-pht-biu-ca-v-hp-tc-quc-t-b-ti-chnh-7-638

Hiệp định ATIGA chính thức có hiệu lực từ năm 2010 được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa nội dung hiệp định CEPT (1996)

Như vậy, từ khi thực hiện cắt giảm thuế năm 1999 đến 2015, Việt Nam đã cắt giảm/xóa bỏ thuế nhập khẩu xuống còn 0-5% đối với khoảng 90% dòng thuế, chỉ còn giữ linh hoạt đối với 7% dòng thuế còn lại tính đến năm 2018, 3% số dòng thuế thuộc Danh mục loại trừ không phải xóa bỏ thuế quan nhưng thuế quan phải giảm xuống dưới 5%.

7% số dòng thuế được linh hoạt giữ tới 2018 này bao gồm các mặt hàng ô tô và linh kiện, sắt thép, linh kiện và phụ tùng xe máy, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, xe đạp và phụ tùng, rượu bia, sản phẩm chất dẻo, giấy các loại.

Từ năm 2018 Việt Nam chỉ còn được duy trì thuế nhập khẩu với mức thuế suất tối đa là 5% đối với khoảng 3% số dòng thuế, bao gồm phần lớn là các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm (gia cầm sống, thịt già, trứng gia cầm, quả có múi, thóc, gạo lứt, thịt chế biến, đường). Hai nhóm mặt hàng có lộ tình cam kết dài và chưa có lộ trình là xăng dầu (đến năm 2024) và thuốc lá (sẽ phải đưa ra lộ trình cắt giảm trong tương lai gần).

Mức thuế quan lý tưởng này không chỉ áp dụng trong nội bộ 10 nước Asean mà còn áp dụng giữa Asean và các đối tác khác thông qua Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa ASEAN và các nước bao gồm: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã ban hành 5 Thông tư về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2015-2018.

Cụ thể 5 Thông tư gồm:

  • Thông tư số 165/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018
  • Thông tư số 166/2014/TT-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2015-2018;
  • Thông tư số 167/2014/TT-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018;
  • Thông tư số 168/2014/TT-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Úc-Niu Dilân giai đoạn 2015-2018;
  • Thông tư số 169/2014/TT-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2015-2018.

Điểu kiện để hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ATIGA

  • Thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đính kèm theo 5 thông tư do Bộ tài chính ban hành
  • Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên Asean và Trung Quốc, Hàn Quốc, Niu Di Lân, Ấn Độ.
  • Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu.
  • Thõa mãn quy đinh về xuất xứ hàng hóa quy định tại Chương 3 trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean.
  • Có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D (Viết tắt C/O- Mẫu D) theo quy định của Bộ Công Thương.

Cánh cửa Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã mở. Tuy sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng lớn, cộng thêm các cam kết sẽ ngày càng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn nhưng với mức thuế suất nhập khẩu giữa các nước ASEAN giảm 0%, đây được xem là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội này để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ.

File đính kèm

DANH MUC THUC PHAM NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM

MAT HANG MIEN TRU THUE KHOI CAM KET ATIGA

(Ban biên tập FOSI)