Mặc dù nghị định 15/2018/NĐ-CP vừa mới ban hành đây đã mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong công tác tự công bố chất lượng sản phẩm để giảm bớt những thủ tục hành chính phức tạp, tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng có trình tự thủ tục tự công bố thực phẩm đúng cả, và cũng rất dễ sai sót trong những chi tiết trong bộ hồ sơ tự công bố thực phẩm.
Vì vậy, FOSI ra đời với mong muốn định hướng trình tự thủ tục tự công bố thực phẩm ngay từ đầu cho Qúy doanh nghiệp có thể dễ hiểu, đúng Luật Quy định.
Đối tượng được phép tự công bố thực phẩm
Không phải đối tượng kinh doanh thực phẩm nào cũng được phép tự công bố chất lượng sản phẩm của mình. Cụ thể là những sản phẩm có ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, vẫn phải tiến hành công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, được xét duyệt cấp chứng nhận thì mới được phép lưu hành sản phẩm trên thị trường.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định cụ thể đối tượng được phép tự công bố thực phẩm:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại Khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Trình tự thủ tục tự công bố thực phẩm
Hồ sơ tự công bố thực phẩm
- Bản tự công bố sản phẩm theo MẪU SỐ 1 NGHỊ ĐỊNH 152018NĐ-CP ;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Vậy sau cải cách lần này, vấn đề hồ sơ được giảm nhẹ rất nhiều cho doanh nghiệp. Vấn đề của doanh nghiệp hiện nay chính là xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm sao cho đúng với sản phẩm thực tại của doanh nghiệp và đúng như quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục tự công bố thực phẩm được cơ quan chức năng giải quyết như sau:
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) chỉ định;
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
FOSI – Dịch vụ tự công bố thực phẩm uy tín:
- Chúng tôi còn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, tối ưu các chỉ tiêu kiểm nghiệm để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nhanh chóng nhận kết quả kiểm nghiệm nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Y Tế.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ liên quan về an toàn thực phẩm, công bố sản phẩm – kiểm nghiệm thực phẩm, sở hữu trí tuệ, mã vạch mã số,…cho Qúy doanh nghiệp trong ngành thực phẩm.
- Thay doanh nghiệp giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng. Theo dõi thông tin doanh nghiệp được đăng trên cổng thông tin điện tử của Cục an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo hoàn thành trình tự thủ tục tự công bố thực phẩm nhanh nhất: 7 ngày (chưa kể thời gian kiểm nghiệm sản phẩm).
Mọi khó khăn và thắc mắc xoay quanh đến vấn đề trình tự thủ tục tự công bố thực phẩm, doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi: để được tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin chính xác nhất giúp cho công việc kinh doanh của Quý doanh nghiệp thật suôn sẻ và thuận lợi.