Năm 2018 được dự đoán là năm có biến động nhiều trong ngành thực phẩm Việt Nam. Cụ thể ở những tháng đầu năm 2018, nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành đã thay thế nghị định 38/NĐ-CP năm 2012. Trong đó, nổi bật của nghị định chính là cho phép doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm gần hơn 90%. Đây được xem là một bước cải cách lớn trong ngành thực phẩm Việt Nam, giảm tối đa những thủ tục hành chính trước đây được xem là giảm tính cạnh tranh doanh nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức.

Tuy nhiên, liệu rằng tự công bố chất lượng sản phẩm có thật sự đem lại hiệu quả cho ngành thực phẩm hiện nay. Và doanh nghiệp có đáp ứng được việc tự công bố chất lượng sản phẩm của mình đúng chuẩn như nghị định. Những hệ lụy mà doanh nghiệp gặp phải khi tự công bố sai lệch so với thực tế sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường.

tự công bố chất lượng sản phẩm

FOSI là nhà tư vấn đáng tin cậy nhất hiện nay, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp mọi vướng mắc về tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm cũng như công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Dưới đây là những thông tin kiến thức hữu ích, FOSI cung cấp cho các doanh nghiệp đang mong muốn hoàn thành tự công bố chất lượng sản phẩm của mình. Hi vọng những kiến thức mà FOSI mang lại có thể góp phần tới sự phát triển của ngành thực phẩm nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Đối tượng được quyền tự công bố chất lượng sản phẩm

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại Khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Vậy những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thực phẩm chức năng, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp sản xuất trong nước bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Với những sản phẩm này, Bộ Y tế đề xuất cho vào nhóm sản phẩm kiểm soát chặt, cần phải được thẩm định hồ sơ, sau khi được cấp giấy tiếp nhận, mới được sản xuất kinh doanh. Đối với những sản phẩm nhập khẩu, chỉ quản lý chặt những sản phẩm có cảnh báo nguy cơ, ví dụ trong vùng có dịch và khi hậu kiểm phát hiện sản phẩm không an toàn.

Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm

  • Bản tự công bố sản phẩm theo MẪU SỐ 1 NGHỊ ĐỊNH 152018NĐ-CP;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

Theo đó, nếu doanh nghiệp hiện vẫn chưa có bản kết quả kiểm nghiệm sản phẩm thì gửi mẫu cho FOSI để được xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm theo đúng chuẩn tiết kiệm chi phí và hoàn thành bộ hồ sơ tự công bố nhanh nhất.

FOSI hiện đang hồ trợ rất nhiều khách hàng tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trà xanh, sữa hạt sen, dầu ăn, bánh kẹo, nước ngọt có gas,… Với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong ngành thực phẩm, FOSI tự hào là đơn vị đáng tin cậy nhất trong lòng khách hàng. Mọi chi tiết thắc mắc về tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm cũng như công bố tiêu chuẩn sản phẩm xin liên hệ ngay cho chúng tôi: