Nhân sâm là loại thuốc có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, bồi bổ nguyên khí, tăng cường sinh lực, giúp cơ thể tỉnh táo, phục hồi sức khoẻ và giảm mệt mỏi. Hoạt chất có tác dụng chính tạo lên công dụng của Sâm chính là hàm lượng saponin triterpenoid tetracyclic nhóm dammaran gọi chung là ginsenosid.
Các loại nhân sâm
- Loại hồng sâm (còn gọi là thạch trụ sâm, tức là nhân sâm bỏ rễ, râu rồi sấy khô lên mà thành).
- Đại lực sâm (là loại nhân sâm chần qua nước sôi một lát).
- Đường sâm (là loại nhân sâm được ngâm tẩm trong nước đường đặc).
- Cáp bì sâm (là nhân sâm trước tiên ngâm trong nước sôi, sau lại được ngâm trong nước đường loãng).
- Nhân sâm tu (râu nhân sâm), tức là rễ, râu nhân sâm nhưng cũng có 2 loại là râu nhân sâm phơi sống và râu hồng sâm.
Ngoài ra còn các loại như sâm cao ly, là loại nhân sâm được sản xuất tại Triều Tiên nên còn gọi là nhân sâm Triều Tiên. Hoặc biệt trực sâm là loại nhân sâm của Triều Tiên gia công thành hồng sâm.
Kiểm nghiệm nhân sâm
Kiểm nghiệm sâm là tiêu chí đánh giá chất lượng của Nhân sâm và cũng là điều kiện bắt buộc trước khi tiến hành thủ tục Công bố tiêu chuẩn chất lượng sâm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết: Cần kiểm những chỉ tiêu nào? Kiểm như thế nào? và kiểm ở đâu? là phù hợp quy định.
Để hiểu rõ hơn về kiểm nghiệm sâm doanh nghiệp tham khảo các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu cảm quan:
TÊN CHỈ TIÊU | PHƯƠNG PHÁP THỬ |
Trạng thái, cấu trúc | Cảm quan |
Màu sắc | Cảm quan |
Mùi vị | Cảm quan |
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu hay còn gọi là Chỉ tiêu hóa lý: Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm mang lại.
TÊN CHỈ TIÊU | PHƯƠNG PHÁP THỬ |
Hàm lượng saponin (hay ginsenosid) | HD/HS1/079 |
Polysaccharide | Ref. International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical sciences, Vol 5, Issue 2, 2013 |
Độ ấm (tùy vào nền mẫu nguyên củ, cao, bột, nước cốt, …) | Mục 8.1- Manuals of Food quality control 14/7 – FAO : 1986 |
Protein | TCVN 4594:1988 |
Lipid | FAO, 14/7,1896 |
Carbohydrate | TCVN 4594:1988 |
Năng lương | Calculate (Included testing fat, cabohydrate, protein, food composition) |
Tỷ trọng (tùy vào nền mẫu nguyên củ, cao, bột, nước cốt, …) | TCVN 6117:2010 |
pH (tùy vào nền mẫu nguyên củ, cao, bột, nước cốt, …) | TCVN 7806:20 |
Xơ tổng | TCVN 5714-2007 |
Vitamin | Ref.EN 5991-2009 |
Nguyên tố vi lượng: canxi, natri, sắt,… | AOAC 969.23 (2011) |
Chất tan trong nước | TCVN 5610-2007 |
Tro tổng(*) | Mục 8.4 – Manuals of Food quality control 14/7 – FAO : 1986 |
Chỉ tiêu an toàn
Bao gồm các chỉ tiêu sau đây:
- Chỉ tiêu vi sinh vật
- Chỉ tiêu kim loại nặng
- Chỉ tiêu độc tố vi nấm.
Đây là các chỉ tiêu cần được kiểm soát chặt chẽ do ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm như: Làm thay đổi hoặc làm mất giá trị cảm quan tốt cho sản phẩm, làm giảm hạn sử dụng. Ngoài ra, nhiều trường hợp có thể gây tiêu chảy khi sử dụng hoặc có thể gây ngộ độc cấp tính hay ngộ độc tích lũy trong cơ thể gây ung thư và một số bệnh nguy hiểm khác.
TÊN CHỈ TIÊU | PHƯƠNG PHÁP THỬ |
Chỉ tiêu vi sinh vật: | |
Tổng số vi khuẩn hiếu khí | TCVN 4884:2005
ISO 4833:2003 |
Coliforms | TCVN 6848:2007
ISO 4832:2007 |
E.coli | TCVN 7924-2:2008
ISO 16649-2:2001 |
Staphylococcus Aureus | TCVN 4830-1:2005
(ISO 6888-1:2003) |
B.cereus | TCVN 4992:2005
ISO 7932:2004 |
Streptocci faecal | TCVN 4992:2005
ISO 7932:2004 |
Clostridium perfringens | TCVN 4991:2005
(ISO 7937:2004) |
Samonella | TCVN 4992:2005
ISO 7932:2004 |
Tổng số bào tử nấm men, mốc | TCVN 8275-2:2010
ISO 21527-2:2008 |
P.aeruginosa | TCVN 8275-2:2010
ISO 21527-2:2008 |
Chỉ tiêu kim loại nặng:
|
|
Chì (Pb) | AOAC 999.11:2011 (AAS) |
Arsen (As) | AOAC 986.15:2011 (AAS) |
Cadimi (Cd) | AOAC 999.11:2011 (AAS) |
Thủy ngân (Hg) | AOAC 974.14:2011 (AAS) |
Antimon (Sb) | TK.AOAC 986.15:2011 (AAS) |
Đồng (Cu) | AOAC 974.14:2011 (AAS) |
Kẽm (Zn) | AOAC 974.14:2011 (AAS) |
Thiếc (Sn) | AOAC 974.14:2011 (AAS) |
Chỉ tiêu độc tố vi nấm: | |
Aflatoxin B1 | TK.AOAC 991.31(LC/MS/MS) |
Aflatoxin M1 | TK.AOAC 991.31(LC/MS/MS) |
Aflatoxin tổng số | TK.AOAC 991.31(LC/MS/MS) |
Ochratoxin A | AOAC 2000.09(LC/MS/MS) |
Deoxynivalenol | TK.AOAC 991.31(LC/MS/MS) |
Zearalenone | TK.AOAC 991.31(LC/MS/MS) |
Dựa vào các chỉ tiêu trên, tùy vào từng dòng sản phẩm: Sâm tươi nguyên củ, cao sâm, nước cốt hồng sâm, bột sâm,… hoăc tùy vào mục đích kiểm nghiệm như: kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm định kỳ , kiểm nghiệm để công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sâm…doanh nghiệp có thể bổ sung hay giảm bớt một số chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo qui định của Bộ Y Tế.
Để được hỗ trợ Kiểm nghiệm Sâm trọn gói bao gồm: Tư vấn tiêu chuẩn chất lượng Nhân sâm, xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, kỹ thuật lấy mẫu kiểm nghiệm sao cho tiết kiệm chi phí, tối giản về mẫu, rút ngắn thời gian kiểm nghiệm vui lòng liên hệ tới