Có thể nói, mặc dù nhu cầu về các loại phụ gia thực phẩm trong chế biến, bảo quản, dinh dưỡng… tăng mạnh nhưng ngành công nghiệp này tại Việt Nam hầu như chưa phát triển, gần 100% các loại phụ gia chế biến thực phẩm của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát từ Cục An toàn thực phẩm, thị trường phụ gia nhập khẩu hiện nay đang diễn ra khá phức tạp, sự xuất hiện tràn lan trên thị trường của các chất phụ gia nằm ngoài danh mục quản lý đang khiến cho hầu hết các cơ quan quản lý cũng như khách hàng tỏ ra hoài nghi về sự phát triển của các loại phụ gia “được cho phép” và mức độ an toàn khi sử dụng loại thực phẩm này.
Trước tình hình báo động đó, lực lượng chức năng đã tăng cường quản lý siết chặt hơn nữa trong việc nhập khẩu, lưu thông phụ gia thực phẩm nhằm kiểm soát chất lượng và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Tại kỳ họp thứ 10 vừa qua của Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự có hiệu lực ngày 1/7/2016 đã thắt chặt chế tài xử phạt liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm theo danh mục do Bộ Y tế quy định như các chất tạo hương… hoặc tạo vị (điều vị) như bột ngọt (mì chính)…thì đều bị phạt tù với mức án cao nhất là chung thân.
Có một thực tế không thể phủ nhận là nhu cầu sử dụng phụ gia thực phẩm trong nước ngày một tăng cao, kinh doanh phụ gia thực phẩm thực sự đang là một “miếng bánh béo bở” cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của con người. Tuy nhiên, điều kiện và thủ tục nhập khẩu phụ gia tại Việt Nam được tiến hành ra sao, có điểm gì khác biệt so với nhập khẩu thực phẩm thông thường thì không phài doanh nghiệp nào cũng có thể nắm được. Sau đây, xin mời quý doanh nghiệp, cùng điểm qua một số thông tin đáng chú ý về thủ tục nhập khẩu phụ gia thực phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Điều kiện nhập khẩu phụ gia thực phẩm
Căn cứ Khoản 1 Điều 38, điểm b khoản 1 Điều 40 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Phải được đăng ký bản Công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
- Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
- Đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Điều 17 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.
Lưu ý:
Sản phẩm nhập khẩu bắt buộc phải nằm trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định (Thông tư 27/2012/TT-BYT) ngoại trừ HƯƠNG LIỆU THỰC PHẨM.
Thủ tục Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm nhập khẩu
Căn cứ:
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012
- Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế (đối với thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế).
Hồ sơ Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm nhập khẩu bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản công bố hợp quy.
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối
- Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất).
- Mẫu nhãn sản phẩm
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến.
Lưu ý :
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) chỉ bắt buộc đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc và sản phẩm không nằm trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định (Thông tư 27/2012/TT-BYT)
Các bước thực hiện:
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho đương sự.
- Cơ quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì sau 07 ngày làm việc có công văn yêu cầu cá nhân,doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Hồ sơ bổ sung có dấu của văn thư ghi ngày nhận hồ sơ bổ sung.
- Tổ chức thẩm xét sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lập phiếu thẩm xét theo qui định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trả kết quả cho cơ sở và lưu hồ sơ.
Trên đây là những thông tin cơ bản và một số điểm đặc biệt mà doanh nghiệp kinh doanh phụ gia thực phẩm nhập khẩu cần lưu ý để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh những sai sót không đáng có, giúp cho công việc nhập khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp thật suôn sẻ và thuận lợi.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn trong quá trình làm thủ tục Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm, doanh nghiệp hãy liên hê ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: để được các chuyên gia tư vấn tại FOSI hướng dẫn chi tiết và cung cấp thông tin chính xác nhất.