Ở Việt Nam, thực phẩm chức năng (hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe) tuy mới xuất hiện gần đây nhưng cũng đã lan dần như một làn sóng ngầm rộng khắp với hàng chục ngàn loại sản phẩm khác nhau xuất hiện trên thị trường. Trước tình hình đó, quảng cáo là một bước cần thiết để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm vượt lên trên những sản phẩm khác và tiếp cận đến người tiêu dùng.

Căn cứ vào những tính chất đặc thù trên mà pháp luật có chế định riêng để điều chỉnh vấn đề quảng cáo của loại thực phẩm này.

085558_thuc-pham-chuc-nang1

Quy định về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Căn cứ Điều 43 của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 

  • Việc quảng cáo thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
  • Trước khi đăng ký quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm cần quảng cáo phải gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xác nhận nội dung quảng cáo.
  • Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.

Như vậy, việc thực hiện quảng cáo các sản phẩm thực phẩm trên thị trường chỉ được thực hiện khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dù là sản phẩm sản xuất trong nước hay sản phẩm nhập khẩu.

Nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Căn cứ Điều 4 Chương 2 Thông tư 08/2013/TT-BYT

Nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, poster, áp phích, truyền thanh, truyền hình phải bảo đảm đúng tác dụng của sản phẩm đã công bố; ngoài các nội dung đã công bố, nếu có nội dung khác thì phải có tài liệu khoa học chứng minh và phải bảo đảm chính xác trung thực các nội dung sau:

  • Tên sản phẩm;
  • Xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;
  • Tác dụng của sản phẩm (nếu có);
  • Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có);
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt);
  • Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Hình thức xử phạt vi phạm luật quảng cáo

Có 2 hình thức sai phạm phổ biến trong quảng cáo TPBVSK ở nước ta hiện nay:

  • Một là quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng không xin phép hoặc chưa được cấp phép.
  • Hai là được cấp phép một đằng nhưng quảng cáo một nẻo, quảng cáo quá mức, không đúng nội dung được thẩm định hoặc cố ý tạo ra sự mập mờ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm này có công dụng như thuốc chữa bệnh.

Cục ATTP đã tiến hành rất nhiều hình thức xử phạt như phạt tiền, thu hồi giấy xác nhận công bố sản phẩm. Đồng thời, Cục ATTP đã buộc các cơ sở vi phạm dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng; dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy lô sản phẩm không đạt; thu hồi sản phẩm vi phạm về ghi nhãn để khắc phục; hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp nhằm tuân thủ đúng các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tại Khoản 4 Điều 68 Nghị định 158 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo” có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2014. Theo đó, mức xử phạt được áp dụng từ 30-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Quảng cáo sai sự thật và  Quảng cáo lừa dối gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo…

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vế Quy định quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam, Doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới hotline:để được tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin chính xác nhất, tránh những sai phạm trong quá trình quảng cáo làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của Quý doanh nghiệp.

Theo chuyên gia tại FOSI