Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm : Quy định các tổ chức, cá nhân đang tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước, thực phẩm nhập khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Tuy nhiên ngày 02/02/2018 chính phủ đã ban hành nghị định 15 thay thế nghị định 38 với một số thay đổi về điều luật công bố sản phẩm dành cho doanh nghiệp.
Căn cứ vào
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
Công bố sản phẩm sẽ có một số thay đổi cụ thể như sau
Những điều cần biết về Công bố thực phẩm ?
Công bố thực phẩm hay gọi đầy đủ là Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm.
Công bố thực phẩm được chia thành Công bố hợp quy và Công bố phù hợp quy định ATTP.
- Công bố hợp quy áp dụng cho: Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN).
- Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm áp dụng cho: Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật.
Để hiểu rõ hơn, mời Qúy doanh nghiệp xem thêm :
Danh mục sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu phải công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP:
- Công bố thực phẩm thường
- Công bố thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
- Công bố phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến.
- Công bố bao bì, vật liệu và dụng cụ chứa đựng thực phẩm.
Hồ sơ Công bố thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ Công bố thực phẩm đối với từng sản phẩm có sự khác nhau và được xây dựng dựa theo hướng dẫn tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính Phủ.
Nhưng theo nghị định 15 mới công bố sản phảm được chia làm 2 nhánh:
- Đăng ký công bố sản phẩm: Đối với những sản phẩm có công dụng tác động trực tiếp lên sức khỏe người sử dụng(Thực phẩm chức năng).
- Tự công bố sản phẩm: Đối với những sản phẩm được sử dụng thường xuyên trong đời sống hằng ngày không tác động trực tiếp lên sức khỏe(Thực phẩm thương, phụ gia thực phẩm, bao bì thực phẩm).
Hồ sơ công bố sản phẩm bắt buộc phải có những giấy tờ sau:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
Và tùy theo phân loại sản phẩm sẽ có thêm những giấy tờ khác nhau mà doanh nghiệp cần cung cấp. Để hiểu rõ hơn, doanh nghiệp có thể tham khảo các bài viết sau :
Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận Công bố thực phẩm:
- Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tiếp nhận hồ sơ Công bố đối với: Thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ( kể cả trong nước và nhập khẩu), các sản phẩm nhập khẩu bao gồm thực phẩm thường, bao bì, vật liệu và dụng cụ chứa đựng thực phẩm.
- Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) tiếp nhận hồ sơ đối với các sản phẩm sản xuất trong nước bao gồm thực phẩm thường, bao bì, vật liệu và dụng cụ chứa đựng thực phẩm.
Với đội ngũ nhân viên là chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực thực phẩm, chúng tôi nắm rõ và luôn cập nhật những quy định mới nhất về công bố thực phẩm đúng theo Thông tư, Nghị định của Nhà nước để tự tin trong vai trò là một nhà tư vấn chuyên nghiệp, được nhiều doanh nghiệp lớn trên cả nước tin tưởng và hợp tác. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc các vấn đề liên quan đến việc Công bố thực phẩm tại Việt Nam.
- Công bố thực phẩm chức năng khác với công bố thực phẩm thường như thế nào?
- Công bố thực phẩm nhập khẩu có gì khác với công bố thực phẩm trong nước?
- Công bố sản phẩm thực phẩm qua mạng
- Công bố chất lượng sản phẩm nhanh chóng- chỉ trong 3 bước
- Cần công bố hợp quy cho những loại bao bì nào?
Bất cứ lúc nào Quý doanh nghiệp cần sự hỗ trợ, hãy gọi tới Hotline để được các chuyên viên tư vấn tại FOSI hướng dẫn và cung cấp thông tin chính xác nhất.
Quy trình thực hiện Công bố thực phẩm được xây dựng chuyên nghiệp và hiệu quả tại FOSI:
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật liên quan đến việc công bố thực phẩm tại Việt Nam như giấy phép kinh doanh, các điều kiện để đưa sản phẩm vào siêu thị…
- Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm; gửi mẫu và nhận kết quả xét nghiệm.
- Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ công bố để tiến hành đăng ký tại Cơ Quan Nhà Nước có thẩm quyền.
- Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí công bố thực phẩm tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Theo dõi và giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép..
- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.